TCTC so 12 ky 2 - page 134

136
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
Kết quả nghiên cứu
Kết quả từ mẫu điều tra cho thấy, trong 180
hộ sản xuất chè trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được
khảo sát có 88 hộ tiếp cận được vốn tín dụng ngân
hàng và 92 hộ không tiếp cận được vốn tín dụng
ngân hàng.
Từ kết quả phân tích mô hình Binary logistic
cho thấy, kiểm định giả thuyết về độ phù hợp tổng
quát có mức ý nghĩa quan sát Sig. = 0,000< 0,01 với
độ tin cậy 99% nên ta bác bỏ giả thuyết H0 là hệ
số hồi quy của các biến độc lập bằng không. Như
vậy, các biến độc lập có quan hệ tuyến tính với
biến phụ thuộc. Giá trị -2Log likelihood = 108,155
thể hiện mức độ phù hợp tổng quát của mô hình.
Mức dự báo đúng của toàn bộ mô hình là 90,6%.
Qua kiểm định Wald cho thấy, có 10 biến có
ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng
ngân hàng của hộ sản xuất chè trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ với mức ý nghĩa thống kê là 95%. Trong
10 biến này có 8 biến có tác động cùng chiều với
biến phụ thuộc là: Trình độ học vấn của chủ hộ, số
lượng lao động chính trong hộ, mối quan hệ với
nhân viên ngân hàng vàchính quyền địa phương,
tính chất pháp lý của mảnh đất hộ đang sở hữu,
diện tích đất tham gia sản xuất chè, thu nhập
trung bình của hộ trong một tháng, thủ tục vay
vốn, đầu ra cho sản phẩm chè. Còn lại 2 biến có
tác động ngược chiều với biến phụ thuộc là: Số
lượng người phụ thuộc và khoảng cách từ nơi ở
đến ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cụ
thể từng biến tác động đến khả năng tiếp cận vốn
tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất chè trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ như sau:
- Trình độ học vấn của chủ hộ càng cao thì xác
suất tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng càng cao.
Trình độ học vấn càng cao thì khả năng kế hoạch
hóa, khả năng ứng dụng công nghệ khoa học kỹ
thuật vào sản xuất chè càng cao từ đó nâng cao
năng suất cây chè, tạo ra nhiều thu nhập hơn. Từ
đó, có khả năng hoàn trả các khoản tín dụng ngân
hàng đúng hạn.
- Số lượng lao động chính trong hộ càng cao
thì xác suất tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng càng
cao. Một hộ gia đình có càng nhiều người tham
gia lao động thì càng có cơ hội tạo ra nhiều thu
nhập hơn. Điều này tạo một cơ sở nguồn trả nợ
vững chắc cho ngân hàng.
- Số lượng người phụ thuộc (những người
không tham gia vào hoạt động sản xuất của hộ)
Bảng 1. Diễn giải các biến trong mô hình nghiên cứu
Biến
Mô tả
Đơn vị tính
Kỳ vọng
Nguồn
GIOITINH
Giới tính của chủ hộ
1: Nam; 2: Nữ
+/-
Vương Quốc Duy và Đặng
Hoàng Trung (2015)
TUOI
Tuổi của chủ hộ
Năm
+/-
Phan Đình Khôi (2013)
HOCVAN
Trình độ học vấn của chủ hộ
1: Tiểu học; 2: THCS; 3: THPT;
4: Trung cấp; 5: Cao đẳng; 6:
Đại học; 7: Trên Đại học
+
Trần Ái Kết và Huỳnh
Trung Thời (2013)
LAODONGCHINH
Số lượng lao động chính của hộ
Người
+
Lê Thị Tú Anh (2015)
PHUTHUOC
Số lượng người phụ thuộc của hộ
Người
-
Vương Quốc Duy và
cộng sự (2010)
DANTOC
Dân tộc của chủ hộ
1: Kinh; 2: Khác
+
Phan Đình Khôi (2013)
MOIQUANHE
Mối quan hệ với nhân viên ngân
hàng, chính quyền địa phương
1: Có; 2: Không
+ Vương Quốc Duy và Đặng
Hoàng Trung (2015)
PHAPLY
Quyền sử dụng hợp
pháp mảnh đất
1: Có GCNQSDĐ; 2:
Không có GCNQSDĐ
+
Lê Thị Tú Anh (2015)
DIENTICHDAT
Diện tích đất tham
gia sản xuất chè
Ha
+
Vương Quốc Duy và
cộng sự (2010)
THUNHAP
Thu nhập trung bình
1 tháng của hộ
Triệu đồng
+ Bùi Văn Trịnh và Trương
Thị Phương Thảo (2014)
KHOANGCACH
Khoảng cách từ nơi ở
đến ngân hàng
Km
-
Bùi Văn Trịnh và Trương
Thị Phương Thảo (2014)
THUTUC
Thủ tục thực hiện khoản vay
1: Đơn giản; 2: Phức tạp
+
Nhóm tác giả đề xuất
DAURA
Đầu ra cho sản phẩm chè
1: Ổn định; 2: Không ổn định
+
Nhóm tác giả đề xuất
TIEPCANTD
Khả năng tiếp cận vốn
tín dụng ngân hàng
1: Có; 2: Không
Nguồn: Tác giả tổng hợp
1...,124,125,126,127,128,129,130,131,132,133 135,136,137,138,139,140,141,142,143,144,...148
Powered by FlippingBook