TCTC so 12 ky 2 - page 19

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2017
21
- Lãi suất cơ bản được điều chỉnh giảm về mức
7%/năm từ ngày 01/02/2009, đưa lãi suất cho vay tối
đa về mức 10,5%/năm nhằm tạo điều kiện cho các
ngân hàng thương mại (NHTM) mở rộng tín dụng
đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp (DN)
kinh doanh trong nền kinh tế.
- Để giải tỏa căng thẳng lãi suất trong hoạt
động cho vay của các NHTM, NHNN vẫn điều
hành chính sách lãi suất hướng đến tác động làm
giảm lãi suất cho vay kinh doanh nhưng có khuynh
hướng thả nổi lãi suất theo thỏa thuận đối với các
hợp động cho vay tiêu dùng (Thông tư 01/2009/
TT-NHNN ngày 23/11/2009). Điều này xuất phát
từ chỉ đạo từ Nghị quyết 23/2008/NQ-QH12 ngày
06/11/2008 của Quốc hội khóa XII kỳ họp thứ tư và
Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của
Chính phủ nhằm cởi trói cho các NHTM trong việc
cho vay theo lãi suất thỏa thuận giữa người đi vay
và người cho vay.
- Tiến hành kiểm tra nghiêm ngặt, ngăn chặn
tình trạng vượt trần lãi suất của các NHTM (Văn
bản số 9484/2009/VB-NHNN ban hành ngày
21/02/2009). Với lãi suất cơ bản duy trì ở mức 7%/
năm, các NHTM đã nâng lãi suất huy động lên
đỉnh điểm ở mức 10,5%/năm (chưa tính đến các
hình thức khuyến mãi, rút thăm trúng thưởng,
cộng thưởng khác được các NHTM gián tiếp cộng
vào làm tăng lãi suất huy động vượt trần lãi suất
theo quy định).
Ngoài ra, nhiều NHTM đã áp lãi suất tiền gửi ở
mức cao nhất có thể là 10,49% hay 10,50%/năm cho
hầu hết các kỳ hạn. Chính vì vậy, đường cong lãi
suất có khuynh hướng bị xóa nhoà (IMF, 2012).
- Thúc đẩy các NHTM kiểm soát rủi ro tín dụng
một cách chặt chẽ và khắt khe trong việc cấp tín
Quá trình điều hành lãi suất
của Việt Nam sau giai đoạn 2007-2008
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính
năm 2007-2008, nền kinh tế Việt Nam có dấu hiệu
suy giảm rõ rệt. Trước thực trạng này, Ngân hàng
Nhà nước (NHNN) đã điều hành chính sách tiền
tệ (CSTT) linh hoạt theo hướng nới lỏng, kích cầu
nhằm ngăn chặn nguy cơ suy giảm kinh tế, tuy
nhiên cũng thận trọng nhằm kiểm soát lạm phát.
CSTT nới lỏng một cách thận trọng được thực hiện
từ đầu năm 2009 đã tạo động lực khuyến khích sản
xuất, tăng cường xuất khẩu, ổn định kinh tế vĩ mô.
Cụ thể, trong thời gian này, chính sách lãi suất
được NHNN điều hành tăng giảm theo những biến
động của thị trường như:
GIẢI PHÁP ĐIỀUHÀNH LÃI SUẤT
VỚI MỤC TIÊUTĂNGTRƯỞNG KINHTẾ
TS. Cao Việt Hiếu -
Đại học Bình Dương*
Hội nhập kinh tế quốc tế đã đem lại cho nước ta nhiều cơ hội để tăng trưởng mạnh mẽ, tuy nhiên, bên
cạnh những thuận lợi, bối cảnh hội nhập cũng đặt ra không ít những thách thức, trong đó nền kinh tế chịu
tác động từ môi trường đối ngoại ngày càng nhiều, sự di chuyển luồng vốn giữa các quốc gia đang tăng
mạnh. Vì thế, vai trò kiểm soát tổng lượng tiền trong nền kinh tế, ổn định tỷ giá và lãi suất đang đặt ra
cho công tác điều hành chính sách lãi suất nhiều khó khăn.
Từ khóa: Lãi suất, chính sách lãi suất, tiền tệ, ngân hàng, ngân hàng nhà nước, ngân hàng thương mại
International integration brings about great
benefits for economic growth, however, in
addition to the advantages, there are also
challenges inclusive of external impacts,
increasing capital flows between countries.
Therefore, the control of total cash flow,
stability of exchange rates and interests are
causing difficulties for policy moderation.
Keywords: Interest, interest policy, currency, bank, State
Bank, commercial bank
Ngày nhận bài: 10/11/2017
Ngày hoàn thiện biên tập: 27/11/2017
Ngày duyệt đăng: 28/11/2017
*Email:
1...,9,10,11,12,13,14,15,16,17,18 20,21,22,23,24,25,26,27,28,29,...148
Powered by FlippingBook