TCTC so 12 ky 2 - page 21

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2017
23
nghiệp, đảm bảo sự tăng lên của GDP thực, đảm
bảo sức mua hàng hoá trong nước của nội tệ, ổn
định tỷ giá.
NHNN không thể đạt được tất cả các mục tiêu
cùng một lúc trong ngắn hạn, mà buộc phải lựa
chọn một mục tiêu chính để tập trung trong khi tạm
thời coi nhẹ các mục tiêu khác. Trước đây, thường
có 02 xu hướng chính cho CSTT đó là tập trung vào
mục tiêu tăng trưởng kinh tế hoặc cùng một lúc theo
đuổi nhiều mục tiêu khác nhau.
Tuy nhiên, nếu tập trung vào mục tiêu tăng
trưởng, thì kết quả là quốc gia đó sẽ phải hứng chịu
những cơn sốc lạm phát và tác động tiêu cực nhất
định đến nền kinh tế. Chính sách mục tiêu lạm phát
đang trở thành xu hướng lựa chọn số một hiện nay
cho nhiều quốc gia trên thế giới, vì chính sách này
thể hiện rõ rằng, mục tiêu của CSTT là đạt được tỷ
lệ lạm phát thấp trong trung và dài hạn.
Từ trước đến nay, Việt Nam đã thực hiện một
CSTT đa mục tiêu. Tuy nhiên, trong thời gian gần
đây, chính sách này cũng đã bộc lộ những hạn chế
của mình. Trước hết, nó khiến cho lạm phát của Việt
Nam không mang tính thị trường mà chịu chi phối
nhiều của yếu tố chủ quan. Hơn nữa, CSTT đa mục
tiêu đã hạn chế khả năng của NHNN phản ứng lại
những biến động của thị trường, đặc biệt là biến
động giá cả. Việc phải đắn đo khi đưa ra các quyết
định đối với sự biến động của lạm phát mà không
làm ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng ít lên các mục tiêu
khác đặt NHNN trước nhiều lựa chọn phức tạp hơn.
So với những tiêu chí cơ bản cho sự thành công
của chính sách mục tiêu lạm phát thì việc áp dụng
ngay sách mục tiêu lạm phát tại thời điểm hiện tại
cho Việt Nam là không khả thi. Tuy nhiên, thời điểm
hiện nay cần hoàn thiện những điều kiện cơ bản,
những tiền đề cho quá trình áp dụng chính sách này
trong tương lai. Để hoàn thiện các điều kiện tiền để
cho lộ trình tiến tới áp dụng chính sách lạm phát
mục tiêu cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Trong thời kỳ quá độ chuyển sang chính sách
lạm phát mục tiêu, Việt Nam nên thúc đẩy việc tính
nước ngoài với các giải pháp điều hành CSTT càng
trở nên quan trọng hơn.
Việc kiểm soát nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI), có thể thực hiện theo kinh nghiệm của
Trung Quốc (khuyến khích FDI vào các lĩnh vực
khuyến khích xuất khẩu, tạo ra các rào cản kỹ thuật
với các lĩnh vực không khuyến khích đầu tư như
đưa ra các yêu cầu cao về môi trường).
Đối với dòng vốn đầu tư gián tiếp (FPI), cho đến
nay, các biện pháp trực tiếp mà Chính phủ đang
áp dụng để kiểm soát dòng vốn vào FPI đổ vào thị
trường chứng khoán (TTCK) là việc không cho phép
mở rộng tỷ lệ nắm giữ sở hữu của các nhà đầu tư
nước ngoài tại các doanh nghiệp trong nước (hiện
nay tỷ lệ này ở mức 49% đối với công ty cổ phần và
30% đối với các NHTM); và việc quy định đầu tư
gián tiếp nước ngoài chỉ được thực hiện bằng VND
thông qua tài khoản VND tại tổ chức tín dụng được
phép. Trong chừng mực nào đó hai biện pháp kiểm
soát trên đã hạn chế sự gia tăng ồ ạt ngoài tầm kiểm
soát của dòng vốn gián tiếp đổ vào Việt Nam. Thời
gian tới, Chính phủ có thể áp dụng thêm các giải
pháp như đánh thuế vào các giao dịch ngoại hối.
Thứ hai,
phối hợp đồng bộ các chính sách tài khóa
và CSTT. Để tăng cường hiệu quả thực thi CSTT và
chính sách tài khóa quốc gia, cần thiết phải có sự kết
hợp nhịp nhàng và đồng bộ giữa hai chính sách để
tăng cường hiệu quả thực thi của từng chính sách.
Thu, chi ngân sách và tín dụng nhà nước phải
gắn chặt với nguyên tắc giữ ổn định tiền tệ của
NHNN. Chính phủ cần đẩy nhanh tiến trình cải
cách hệ thống thuế theo hướng sửa đổi, bổ sung
các luật thuế hiện hành theo hướng mở rộng đối
tượng nộp thuế, giảm thuế suất và nghiên cứu soạn
thảo các luật thuế mới để góp phần tăng thu NSNN,
giảm chi từ đó cắt giảm bội chi NSNN.
Song song với việc tăng thu NSNN, chính sách tài
khóa cần phải cắt giảm các khoản chi tiêu công theo
hướng tiếp tục cắt giảm các khoản chi thường xuyên,
tỷ lệ vốn chi đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN phải
được cắt giảm qua từng năm theo hướng “Nhà nước
và nhà đầu tư cùng làm” bằng cách kêu gọi đầu tư
hoặc đổi đất dự án cho các tập đoàn nước ngoài để
lấy hạ tầng cơ sở nhằm giảm bớt gánh nặng nợ công.
Đồng thời, thiết lập mối quan hệ thường xuyên, liên
tục trong quá trình hoạch định và thực thi CSTT và
chính sách tài khóa giữa Bộ Tài chính và NHNN.
Thứ ba,
hoàn thiện những điều kiện cơ bản để
hướng tới điều hành CSTT theo cơ chế mục tiêu lạm
phát. CSTT truyền thống của mỗi quốc gia được đặt
ra thông thường để đạt được 04 mục tiêu chính đó
là: Tạo ra công ăn việc làm nhằm giảm áp lực thất
Song song với việc tăng thu NSNN, chính sách
tài khóa cần phải cắt giảm các khoản chi tiêu
công theo hướng tiếp tục cắt giảm các khoản
chi thường xuyên. Tỷ lệ vốn chi đầu tư xây dựng
cơ bản từ NSNN phải được cắt giảm qua từng
năm theo hướng“Nhà nước và nhà đầu tư cùng
làm” bằng cách kêu gọi đầu tư hoặc đổi đất dự
án cho các tập đoàn nước ngoài để lấy hạ tầng
cơ sở nhằm giảm bớt gánh nặng nợ công.
1...,11,12,13,14,15,16,17,18,19,20 22,23,24,25,26,27,28,29,30,31,...148
Powered by FlippingBook