TCTC so 12 ky 2 - page 22

24
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
hoạt động của thị trường liên ngân hàng theo hướng
mở, hạn chế tối đa tình trạng xin cho và điều hành
các công cụ gián tiếp theo mệnh lệnh hành chính
như hiện nay. Nên duy trì sự biến động của lãi suất
thị trường liên ngân hàng trong phạm vi hành lang
giữa lãi suất tái cấp vốn và nhận tiền gửi thanh toán
của NHNN. Tăng cường biện pháp để các ngân
hàng giao dịch với nhau trên thị trường liên ngân
hàng, thay vì giao dịch với NHNN.
Thứ năm,
phát triển TTCK, tạo sự gắn kết giữa
thị trường tiền tệ với thị trường chứng khoán nhằm
khơi thông dòng luân chuyển vốn. Phát triển TTCK
nhằm tăng thêm kênh huy động vốn của các DN, các
nhà đầu tư, tránh tình trạng dồn nhu cầu vốn lên vai
hệ thống ngân hàng sẽ khó tránh khỏi sức ép tăng
lãi suất như thời gian vừa qua. Thị trường tiền tệ và
TTCK phát triển sẽ như hai bình thông nhau trong sự
luân chuyển vốn, lãi suất ngân hàng tăng hoặc giảm
sẽ ảnh hưởng đến giá chứng khoán giảm hoặc tăng,
cũng như ảnh hưởng đến dòng luân chuyển vốn.
Thứ sáu,
hoàn thiện hệ thống thông tin hỗ trợ cho
hoạch định và thực thi CSTT. Việc bùng nổ các loại
hình dịch vụ ngân hàng có ảnh hưởng đáng kể đến
việc thực thi CSTT. Các hình thức dịch vụ mới như
thẻ tín dụng, máy rút tiền mặt ATM... đã làm cho
cầu tiền phản ứng một cách nhanh hơn trước các
diễn biến của lãi suất, tức là đã làm tăng độ co giãn
của cầu tiền đối với lãi suất, đẩy nhanh tốc độ chu
chuyển của các luồng vốn, làm cho cung cầu tiền
tệ trở nên khó dự báo hơn, cơ chế truyển tải CSTT
nhạy cảm hơn.
Hiện nay, vấn đề nắm bắt thông tin thị trường còn
rất nhiều bất cập, nhiều chỉ tiêu hiện chưa có để phục
vụ cho việc điều hành các chính sách CSTT. Do vậy,
để có cơ sở dữ liệu phân tích xác định cơ chế truyền
dẫn CSTT, việc hoàn thiện hệ thống thông tin thị
trường của quốc gia là rất cần thiết. Ứng dụng công
nghệ thông tin sẽ giúp cải thiện chất lượng thống kê
tiền tệ và khả năng phân tích và dự báo kinh tế.
Tài liệu tham khảo:
1. Tập thể tác giả (2015), Tài chính tiền tệ, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí
Minh, NXB Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh;
2. Phạm Văn Năng, Trần Hoàng Ngân, Trương Quang Thông, Ngân Hàng TMCP
TP. Hồ Chí Minh, Nhìn lại một chặng đường phát triển. NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội 2015;
3. Trần Huy Hoàng (2015). Quản trị NHTM, NXB Thống kê;
4. Nguyễn Thị Minh Hiền (2015). Marketing ngân hàng, NXB Thống kê;
5. Nguyễn Trần Hiệp (2016), Thương hiệu và sự phát triển của doanh nghiệp,
NXB Lao động Xã hội;
6. David F. Dalessandro (2016), Cuộc chiến sự nghiệp: 10 nguyên tắc để tạo
dựng và bảo vệ thành công thương hiệu cá nhân, NXB Tri thức.
lạm phát cơ bản đảm bảo độ tin cậy. Đây sẽ là căn
cứ quan trọng đối với NHNN để bổ sung vào quá
trình điều hành CSTT vì lạm phát cơ bản phản ánh
xu hướng biến động của giá cả.
Nếu lạm phát cơ bản không tăng, thì đây là căn cứ
để NHNN xem xét khả năng chưa thắt chặt tiền tệ.
Ngược lại, khi lạm phát cơ bản tăng, NHNN cần cân
nhắc việc có phản ứng CSTT để kiểm soát lạm phát.
Ngoài ra, lạm phát cơ bản có khả năng dự báo tỷ
lệ lạm phát CPI trong tương lai. Đây ra một trong
những căn cứ để đưa ra quyết định CSTT vì CSTT
thường có độ trễ.
- Từng bước xây dựng tính độc lập cho NHNN,
đặc biệt là tính độc lập về mặt chức năng. Đây là
điều kiện tiên quyết cho sự thành công của chính
sách mục tiêu lạm phát trong tương lai (mới đảm
bảo thực hiện một CSTT đơn mục tiêu và tính công
khai minh bạch trong mọi hoạt động). Tiếp đó,
NHNN cần chủ động hơn trong việc điều tiết lượng
tiền cung ứng sao cho phù hợp với những yêu cầu
của nền kinh tế.
- Nâng cao độ tin cậy của NHNN đối với các chủ
thể trong nền kinh tế. Để thực hiện điều này, cần
đưa ra một khung giá trị cho mục tiêu lạm phát thay
vì một giá trị như hiện nay. Điều này sẽ giúp tăng
tính linh hoạt cho NHNN.
Việc NHNN đạt được mục tiêu trong cả một
khung giá trị biến động sẽ dễ dàng hơn, công chúng
sẽ tin tưởng hơn vào khả năng của NHNN trong
thực thi các cam kết.
- Tập trung nghiên cứu cơ chế truyền dẫn CSTT ở
Việt Nam để xác định rõ độ trễ về thời gian, phương
thức và mức độ tác động của các chính sách do
NHNN thực hiện đến các mục tiêu CSTT. Đây là
vấn đề quan trọng và không thể thiếu khi Việt Nam
chính thức áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu.
Thứ tư,
phát triển thị trường liên ngân hàng,
tạo kênh truyền tải tác động của chính sách lãi
suất. Thị trường liên ngân hàng có vai trò rất quan
trọng trong việc truyền tải các tác động CSTT đến
nền kinh tế, được xem là cơ sở hạ tầng cho luân
chuyển tiền tệ.
Thông qua thị trường này, các tổ chức tín dụng có
thể vay mượn lẫn nhau. Do đó, thời gian tới, Chính
phủ cần sớm trình Quốc hội thông qua Luật NHNN
và Luật Các tổ chức tín dụng theo hướng tạo sự chủ
động cho NHNN phù hợp với luật pháp Việt Nam
và thông lệ quốc tế. Điều này tạo một hành lang
pháp lý thống nhất và cơ bản, giúp NHNN điều
hành CSTT và triển khai thực hiện các chính sách vĩ
mô có tính ổn định và dài hạn.
Bên cạnh đó, NHNN cần xây dựng các cơ chế về
1...,12,13,14,15,16,17,18,19,20,21 23,24,25,26,27,28,29,30,31,32,...148
Powered by FlippingBook