TCTC so 12 ky 2 - page 44

46
TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
+ Mô hình đo lường tín dụng nội bộ: ANZ áp dụng
mô hình này theo quy trình chung theo quy định của
Basel II. Tuy nhiên, ANZ đánh giá tiêu chí xác suất
không trả được nợ như là một tiêu chí chủ chốt để
xem mức độ tin cậy của người vay trong quá trình
xếp hạng khách hàng. Hệ thống xếp hạng tín dụng
của ANZ được thiết kế tham khảo tổ chức đánh giá
mức tín nhiệm Standard & Poor và tuân thủ các quy
tắc nghiêm ngặt của Basel II.
+ Mô hình KAROC: Ngân hàng ANZ áp dụng
phương pháp KAROC và xem đây là phương pháp
tính hiệu quả khoản vay. Theo ANZ, phương pháp
KAROC đảm bảo rằng một khoản vay chỉ được thông
qua khi và chỉ khi khoản vay đem lại giá trị cho cổ
đông. Nếu RAROC của khoản vay thấp hơn ROE thì
khoản vay sẽ từ chối, tuy nhiên nếu lớn hơn sẽ được
thông qua.
- Tổ chức quản trị rủi ro tập trung:
ANZ đo lường
rủi ro theo mô hình tổ chức quản trị rủi ro tập trung,
cụ thể:
Thứ nhất,
mọi quyết định về chiến lược quản trị rủi
ro của ANZ tập trung ở Hội đồng quản trị.
Thứ hai,
để đảm bảo quyết định tín dụng được chặt
chẽ và rõ ràng, cấu trúc của hoạt động quản trị rủi ro
ở ANZ chia làm 3 bộ phận: Bộ phận kinh doanh và
quan hệ khách hàng, Bộ phận Quản trị rủi ro, Bộ phận
quản trị nợ
Thứ ba,
đối với các khoản vay lớn thì quyết định
cuối cùng được đưa ra bởi Ủy ban quản trị rủi ro và
hội đồng quản trị rủi ro.
- Kiểm soát RRTD kép:
ANZ hoạt động trong một thị
trường tài chính phát triển qua nhiều thập kỷ, do đó
toàn bộ hoạt động tín dụng của ngân hàng đều được
giám sát chặt chẽ qua các cổ đông và thị trường. Điều
Quản trị rủi ro tín dụng tại ANZ
Ngân hàng ANZ của Australia là một trong
những ngân hàng hàng đầu của Australia, với tài
sản trị giá 507 tỷ USD vào năm 2009 và có hơn 30.000
nhân viên trên khắp các châu lục. Đặc điểm công tác
quản trị rủi ro tín dụng (QTRRTD) của ANZ có một
số điểm nhấn đáng lưu ý như:
- Đo lường rủi ro định lượng:
Do đã xây dựng được
hệ thống dữ liệu tích hợp, tập trung nên ANZ có thể
áp dụng mô hình đo lường tín dụng nội bộ và mô
hình RAROC.
BÀI HỌC KINHNGHIỆMVỀ QUẢNTRỊ
RỦI ROTÍNDỤNGTỪNGÂNHÀNG ANZ
ThS., NCS. Nguyễn Như Dương
– VietinBank*
Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, chính sách quản trị và kinh doanh
tín dụng nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong giới hạn rủi ro có thể chấp nhận. Nội dung của quản trị rủi ro
tín dụng bao gồm: nhận biết rủi ro tín dụng, phân tích đánh giá rủi ro tín dụng, ứng phó rủi ro tín dụng
và kiểm soát rủi ro tín dụng. Bài viết nghiên cứu kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng hiện nay đang được
ANZ - một ngân hàng thương mại lớn trên thế giới, tuân thủ nghiêm ngặt Hiệp ước Basel trong quản trị
rủi ro tín dụng, từ đó đưa ra các bài học kinh nghiệm trong quản trị rủi ro tín dụng cho hệ thống ngân
hàng thương mại tại Việt Nam.
Từ khóa: Kinh nghiệm, quản trị rủi ro tín dụng, ngân hàng thương mại, Basel, ANZ
Credit risk management is a process of building
and conducting strategic plans and credit
business management policies to maximize
profit with acceptable risk. The contents of
credit risk management include: credit risk
recognization, tackling credit risks and credit
risk control. The paper examines present
experience in credit risk management of ANZ
bank – a large bank in the world who follows
strictly Basel regulatory accords in credit risk
management, and then draw the lessons for the
Vietnam’s commercial bank system.
Keywords: Experience, credit risk management,
commercial bank, Basel, ANZ
Ngày nhận bài: 10/11/2017
Ngày hoàn thiện biên tập: 1/12/2017
Ngày duyệt đăng: 4/12/2017
*Email:
1...,34,35,36,37,38,39,40,41,42,43 45,46,47,48,49,50,51,52,53,54,...148
Powered by FlippingBook