TCTC so 12 ky 2 - page 50

52
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
giả thiết thước đo tiền tệ. Kế toán giá gốc dựa trên giá
mua vào quá khứ để ghi nhận các giao dịch và lập Báo
cáo tài chính (BCTC). Kế toán giá gốc ghi nhận theo
giao dịch thực tế xảy ra, đòi hỏi kế toán phải ghi chép
giá trị của một tài sản được mua theo phí tổn được
tính bằng tiền trên cơ sở trao đổi ngang giá tại thời
điểm hoàn tất việc mua và giá trị này được giữ nguyên
kể cả trong trường hợp sau đó giá cả của những tài sản
tương tự có thể thay đổi trên thị trường. Việc ghi nhận,
xử lý và trình bày các đối tượng kế toán trên cơ sở giá
gốc vẫn được chấp nhận và là nền tảng cho những đo
lường kế toán từ nhiều năm nay.
Ở Việt Nam, giá gốc được quy định là một
nguyên tắc kế toán cơ bản của kế toán Việt Nam. Cơ
sở đầu tiên của kế toán giá gốc bắt đầu từ Luật Kế
toán của Việt Nam (2003), có nêu: “Giá trị của tài sản
được tính theo giá gốc, bao gồm chi phí mua, bốc
xếp, vận chuyển, lắp ráp, chế biến và các chi phí liên
quan trực tiếp khác đến việc đưa tài sản vào trạng
thái sẵn sàng sử dụng”. Tiếp đến là Chuẩn mực kế
toán Việt Nam (VAS). Cụ thể VAS 01 “Chuẩn mực
chung” được coi như khuôn mẫu lý thuyết xây
dựng và hoàn thiện chuẩn mực, chế độ kế toán Việt
Nam – đã coi giá gốc là một trong bẩy nguyên tắc kế
toán cơ bản và yêu cầu “Tài sản phải được ghi nhận
theo giá gốc. Giá gốc của tài sản được tính theo số
tiền hoặc tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính
theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài
sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản không được
thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực
kế toán cụ thể”. Cơ sở giá gốc được áp dụng chính
thức trong việc ghi nhận giá trị ban đầu của các đối
tượng tài sản như hàng tồn kho, tài sản cố định, bất
Nhận định về cơ sở giá gốc
trong kế toán tại Việt Nam
Nguyên tắc giá gốc, còn gọi là nguyên tắc giá thành,
hay giá phí, được hình thành xuất phát từ yêu cầu của
GIÁ TRỊ HỢP LÝ VÀ GIÁ GỐC TRONG KẾ TOÁN:
ĐỊNHHƯỚNGÁPDỤNGđểPHÙHỢPVỚITHÔNGLỆQUỐCTẾ
ThS. Dương Thị Thanh Hiền
- Đại học Duy Tân*
Việc ban hành tương đối đầy đủ hệ thống chuẩn mực kế toán (VAS), các chế độ kế toán mới và các hướng
dẫn trong thời gian qua đã chứng minh quyết tâm hội nhập của Việt Nam trong lĩnh vực kế toán. Tuy
nhiên, còn có khoảng cách khá lớn về nhận thức, kinh nghiệm, kỹ thuật giữa hệ thống kế toán Việt Nam
so với yêu cầu của quốc tế, đặc biệt là liên quan đến khái niệm về giá, ghi nhận và trình bày giá trị các
đối tượng kế toán. Cơ sở đo lường theo giá gốc và kế toán giá gốc là những nội dung xuất hiện từ rất sớm
trong lịch sử kế toán. Do đó, việc định hướng áp dụng giá trị hợp lý hay giá gốc cần phải được xem xét
trong thực tiễn Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế, nhằm đảm bảo tính hữu ích, đáng tin cậy cho
thông tin kế toán được cung cấp.
Từ khóa: Giá trị hợp lý, giá gốc, chuẩn mực kế toán, báo cáo tài chính
The release of accounting standards (VAS),
new accounting regimes and instructions
in the past years has proven the integration
attempt of Vietnam in terms of accounting
aspect. However, there are also gaps in
perception, experience and techniques
between accounting system of Vietnam and
international accounting system, especially
the concept of price, input and organizing
values of accounting subjects. Historical cost
evaluation and accounting of historical cost
are the earliest contents of accounting, hence,
the application of rational cost or historical
cost need to be considered practically in
Vietnam and in accordance with international
norms to ensure the benefits and reliability of
provided accounting information.
Keywords: Rational value, historical cost, accounting
standards, financial statements
Ngày nhận bài: 15/11/2017
Ngày hoàn thiện biên tập: 5/12/2017
Ngày duyệt đăng: 7/12/2017
*Email:
1...,40,41,42,43,44,45,46,47,48,49 51,52,53,54,55,56,57,58,59,60,...148
Powered by FlippingBook