TCTC so 12 ky 2 - page 57

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2017
59
qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XII. Trên cơ
sở đó, ngày 08/08/2011, Chính phủ ban hành Nghị
định 67/2011/NĐ-CP quy định về đối tượng chịu
thuế, căn cứ tính thuế, khai thuế, tính thuế, nộp
thuế và hoàn thuế bảo vệ môi trường; Bộ Tài chính
ban hành các thông tư: Thông tư 152/2011/TT-BTC
ngày 11/11/2011 hướng dẫn thi hành Nghị định
67/2011/NĐ-CP; Thông tư 159/2012/TT-BTC ngày
28/09/2012, sửa đổi, bổ sung Thông tư 152/2011/
TT-BTC; Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý
thuế, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Quản lý thuế và Nghị định 83/2013/NĐ-CP ngày
22/7/2013 của Chính phủ.
Dù cơ quan quản lý đã quan tâm đến việc bảo
vệ môi trường trong phát triển kinh tế, song theo các
chuyên gia kế toán, Việt Namhiện chưa ban hành chế
độ kế toán có liên quan đến việc tổ chức kế toán môi
trường trong DN. Chế độ hiện hành chưa có các văn
bản hướng dẫn DN trong việc bóc tách và theo dõi
chi phí sản xuất kinh doanh, chưa có các tài khoản
cần thiết để hạch toán các khoản chi phí môi trường
cũng như doanh thu hay thu nhập trong trường hợp
DN có hệ thống xử lý chất thải bán quyền thải ra
môi trường cho các DN cùng ngành (nếu có).
Các khoản chi phí và thu nhập này cũng chưa thể
hiện trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và
chưa giải trình cụ thể trên thuyết minh báo cáo tài
chính, nên việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của
DN là chưa đầy đủ, chưa chính xác. Ngoài ra, rất
nhiều chi phí liên quan đến môi trường đang phản
ánh chung trong các tài khoản chi phí quản lý, khiến
các nhà quản lý kinh tế khó phát hiện quy mô và
tính chất của chi phí môi trường nói chung và từng
khoản chi phí môi trường nói riêng.
Ngay cả trên các tài khoản kế toán cũng chưa ghi
nhận các chi phí đáng kể liên quan đến môi trường
như: Chi phí sửa chữa, đền bù, chi phí khắc phục sự
cố và chi phí dọn dẹp, xử lý trong các vụ tai nạn, hủy
hoại môi trường sinh thái, môi trường sống. Điều
này dẫn đến thực trạng DN “thoải mái” gây ô nhiễm
môi trường trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Thực tế cũng cho thấy, việc áp dụng kế toán môi
trường ở Việt Nam hiện đang gặp phải không ít khó
khăn. Về phía quản lý nhà nước, Việt Nam chưa có
được các công cụ hữu hiệu trong quản lý môi trường
như: Thuế tài nguyên, phí ô nhiễm; Các văn bản
pháp lý và các tiêu chuẩn về môi trường trong hoạt
động của DN còn thiếu và chưa đồng bộ; Các quy
định về việc DN, tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm buộc
phải chi trả theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải
trả chi phí nhưng việc triển khai thực hiện không
đồng dân cư…
Xây dựng hệ thống kế toán môi trường sẽ giúp
DN đạt được nhiều lợi ích:
Thứ nhất,
khắc phục được nhược điểm của kế
toán truyền thống: Trong bối cảnh hiện nay, kế
toán truyền thống có những hạn chế, đặc biệt là
các vấn đề liên quan đến môi trường. Nhà quản
lý khó có thể nắm bắt được thông tin về chi phí
môi trường khi cần thiết. Ngoài ra, việc sử dụng
tài khoản chi phí chung cho các chi phí môi trường
thường dẫn đến khó hiểu khi các khoản chi phí này
được phân bổ trở lại vào giá thành sản phẩm tại các
công đoạn sản xuất dựa vào khối lượng sản phẩm
hay giờ làm việc... Sự phân bổ này có thể dẫn đến
sai lầm khi không phân bổ chính xác một số loại chi
phí môi trường.
Thứ hai,
nâng cao năng lực cạnh tranh của DN:
Việc áp dụng kế toán môi trường sẽ giúp cung cấp
thông tin chính xác, đầy đủ và toàn diện hơn để đo
lường quá trình thực hiện, từ đó cải thiện hình ảnh
của DN với các bên liên quan, tránh được những chi
phí như tiền phạt, chi phí rủi ro khắc phục... Mặt
khác, nếu thực hiện tốt kế toán môi trường sẽ hạn
chế được yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, năng
lượng, nhân công bị tiêu hao trong quá trình tạo ra
ô nhiễm, làm tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên, tăng
lợi thế cạnh tranh do giảm được giá thành sản xuất.
Từ việc thực hiện tốt kế toán môi trường giúp nhà
quản trị có thể đưa ra những quyết định quan trọng
như giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất, đầu tư
máy móc thiết bị để sản xuất tốt hơn, sạch hơn, đem
lại những sản phẩm có chất lượng, dẫn đến làm
giảm giá thành. Điều này sẽ giúp DN có lợi thế cạnh
tranh về giá bán và lợi nhuận cao hơn, giảm được
các vấn đề về mặt pháp lý.
Thứ ba,
DN có thái độ và hành vi tốt với môi
trường sẽ là một thuận lợi rất lớn trong quá trình
phát triển, nâng vị thế của DN đối với thị trường
trong nước và toàn cầu, giúp DN hoà nhập vào thị
trường quốc tế một cách dễ dàng hơn. Việc áp dụng
tốt kế toán môi trường vào DN sẽ làm hài lòng và
củng cố lòng tin với các bên có liên quan.
Thực trạng triển khai kế toán môi trường
Trước bối cảnh hội nhập và phát triển kinh tế
quốc tế sâu rộng, vấn đề bảo vệ môi trường và phát
triển bền vững cũng đã được Việt Nam quan tâm
và chú trọng triển khai. Cụ thể, Quốc hội đã ban
hành Luật Môi trường lần đầu vào năm 1993 và
Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi vào năm 2005. Tiếp
đó, ngày 15/11/2010, Luật Thuế bảo vệ môi trường
(Luật số 57/2010/QH12) đã được Quốc hội thông
1...,47,48,49,50,51,52,53,54,55,56 58,59,60,61,62,63,64,65,66,67,...148
Powered by FlippingBook