TCTC so 12 ky 2 - page 73

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2017
75
đại diện chủ ở hữu, khiến cho công tác giám sát tài
chính gặp nhiều khó khăn, từ đó dẫn đến tình trạng
lãng phí, thất thoát trong đầu tư và quản lý vốn đầu
tư của Nhà nước, cũng như tình trạng hoạt động
kém hiệu quả của các DNNN.
Trong những năm qua, công tác giám sát tài
chính DNNN đã có những kết quả đáng khích lệ.
Đặc biệt, hệ thống cơ chế, chính sách để thực hiện
quản lý và giám sát vốn đầu tư tại DNNN cũng đã
được Chính phủ, Bộ Tài chính từng bước ban hành
đồng bộ và liên tục được sửa đổi để phù hợp với
thực tiễn. Đáng chú ý, sau gần 2 năm triển khai Nghị
định số 87/2015/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư
số 200/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính, đã phần nào
hạn chế được rủi ro thất thoát trong quản lý, đầu
tư vốn tại các DNNN. Giám sát tài chính đối với
DNNN đã giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước,
cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn và chủ thể quản lý
DN đưa ra những giải pháp quản lý hữu hiệu nhằm
bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước, nâng cao hiệu
quả hoạt động DN. Ngoài ra, quyền và nghĩa vụ của
người đại diện phần vốn nhà nước tại DN đã được
xác lập rõ hơn phương thức quản lý, giám sát được
thay đổi gắn với phân loại, đánh giá DN...
Đặc biệt, với những DNNN hoạt động không
hiệu quả, có dấu hiệu mất an toàn về tài chính, cũng
đã có những quy định rõ ràng để giám sát tài chính
đặc biệt đối với DN đó. Cụ thể, quy trình xử lý của
cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với DN được đưa
vào diện giám sát tài chính đặc biệt gồm các bước
như: Phối hợp DN tiến hành phân tích, đánh giá các
nguyên nhân chính dẫn tới khả năng mất an toàn tài
chính của DN; Phối hợp với DN xây dựng phương
án khắc phục các khó khăn tài chính của DN; Quy
định tần suất báo cáo, các tiêu chí giám sát và cơ
chế phản hồi thông tin giữa cơ quan đại diện chủ sở
hữu, DN và các bên liên quan khác (nếu cần); Giám
sát DN thực hiện phương án đã được phê duyệt;
Phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp tiến hành
phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh,
công tác quản lý tài chính, điều hành sản xuất kinh
doanh của DN để đưa ra ý kiến chỉ đạo đối với DN;
Trong trường hợp cần thiết, cơ quan đại diện chủ
sở hữu có thể tổ chức kiểm tra hoặc phối hợp với cơ
quan tài chính cùng cấp tổ chức kiểm tra DN nhằm
đánh giá tính trung thực, chính xác về các chỉ tiêu
trong các báo cáo của DN; Trình Thủ tướng Chính
phủ phương án xử lý trong trường hợp DN đã thực
hiện các yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu
và cơ quan tài chính mà kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh và tình hình tài chính của DN không
được cải thiện…
Phương thức giám sát tài chính đối với DNNN
cũng được các chuyên gia đánh giá cao vì đã bao
quát được các hoạt động của DNNN. Theo quy định
hiện hành, việc giám sát tài chính thực hiện bằng
phương thức như sau: Trực tiếp (Kiểm tra, thanh
tra trực tiếp tại DN); Gián tiếp (Theo dõi và kiểm
tra tình hình của DN thông qua các báo cáo tài
chính (BCTC), thống kê và báo cáo khác theo quy
định của pháp luật và của cơ quan đại diện chủ sở
hữu); Giám sát trước (Xem xét, kiểm tra tính khả
thi của các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, dự án đầu
tư, phương án huy động vốn, các dự án và phương
án khác của DN); Giám sát trong (Theo dõi, kiểm
tra việc thực hiện các kế hoạch, dự án của DN, việc
chấp hành các quy định của pháp luật, của cơ quan
đại diện chủ sở hữu trong suốt quá trình triển khai
kế hoạch, dự án); và Giám sát sau (Kiểm tra kết quả
hoạt động của DN trên cơ sở các báo cáo định kỳ,
kết quả chấp hành pháp luật của cơ quan đại diện
chủ sở hữu hoặc điều lệ DN, việc tuân thủ các quy
định của pháp luật). Trong đó, việc giám sát trước
và giám sát trong nhằm phát hiện kịp thời các rủi ro
về tài chính, hạn chế trong quản lý tài chính của DN
và có cảnh báo, giải pháp xử lý. Ngoài các phương
thức trên, việc kiểm tra, thanh tra thực hiện định kỳ
hoặc đột xuất theo quy định của pháp luật về kiểm
tra, thanh tra.
Ngoài ra, theo Thông tư số 200/2015/TT-BTC, để
thực hiện nội dung giám sát tài chính DNNN, DN
phải lập báo cáo phân tích, đánh giá thực trạng và
hiệu quả hoạt động của DN (Báo cáo đánh giá tình
hình tài chính) theo các mẫu biểu ban hành kèm theo
Thông tư này cùng với các quy định sau: Tình hình
bảo toàn và phát triển vốn; Việc quản lý, sử dụng
vốn và tài sản nhà nước tại DN (Tình hình đầu tư
Dự án; Tình hình đầu tư vốn ra ngoài DN; Tình hình
huy động vốn và sử dụng vốn huy động; Tình hình
quản lý tài sản, nợ phải thu, nợ phải trả); Tình hình
sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính; Tình hình
thực hiện nghĩa vụ với NSNN; Tình hình phân phối
lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ, tình hình
biến động của Quỹ Hỗ trợ sắp xếp DN tại tập đoàn
kinh tế, tổng công ty…; Tình hình chấp hành chế độ,
Giám sát tài chính đối với doanh nghiệp nhà
nước giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước,
cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn và chủ thể
quản lý doanh nghiệp đưa ra những giải pháp
quản lý hữu hiệu nhằm bảo toàn và phát triển
vốn nhà nước cũng như nâng cao hiệu quả
hoạt động của các doanh nghiệp.
1...,63,64,65,66,67,68,69,70,71,72 74,75,76,77,78,79,80,81,82,83,...148
Powered by FlippingBook