TCTC so 12 ky 2 - page 76

78
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
chọn, đưa ra các quyết định và tổ chức thực hiện
các quyết định tài chính nhằm đạt được các mục
tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy, các
quyết định tài chính của doanh nghiệp đều gắn
liền với việc tạo lập, phân phối và sử dụng các
quỹ tiền tệ trong quá trình hoạt động của doanh
nghiệp. Quản trị tài chính doanh nghiệp còn được
nhìn nhận theo quy trình 4 khâu của quản trị
doanh nghiệp là quá trình lập kế hoạch; tổ chức
thực hiện; điều chỉnh và kiểm soát quá trình phân
phối và sử dụng các quỹ tiền tệ đáp ứng nhu cầu
hoạt động của doanh nghiệp.
Hiệu quả quản trị tài chính doanh nghiệp
Trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp hoạt
động sản xuất kinh doanh có mục tiêu bao trùm là
tối đa hoá giá trị cho các chủ sở hữu. Để đạt được
mục tiêu này, các doanh nghiệp phải xây dựng
cho mình một chiến lược kinh doanh và phát triển
thích ứng với các biến động của thị trường, đồng
thời phải tổ chức thực hiện các kế hoạch đó. Trong
quá trình tổ chức xây dựng và thực hiện các hoạt
động, doanh nghiệp luôn quan tâm đến tính hiệu
quả của chúng.
Theo cách hiểu thông thường, hiệu quả kinh tế
phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được so
với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả, còn hiệu quả
sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản
ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, máy
móc, thiết bị, tiền vốn và các yếu tố khác) nhằm đạt
được mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra.
Quản trị tài chính là bộ phận quan trọng trong
hệ thống quản trị của doanh nghiệp. Quản trị tài
chính phục vụ cho mục tiêu hoạt động kinh doanh
đó là tối đa hóa lợi nhuận, nhưng bên cạnh đó phải
duy trì tình hình tài chính lành mạnh, cân bằng
giữa khả năng sinh lời với khả năng thanh toán và
mức độ rủi ro có thể chấp nhận được.
Mỗi giai đoạn phát triển khác nhau thì mục tiêu
tối đa hóa lợi nhuận lại khác nhau, hoạt động tài
chính sẽ thay đổi cho phù hợp tình hình và bối cảnh
chung. Ngoài ra, việc đánh giá hiệu quả quản trị tài
chính qua các chỉ tiêu phải được so sánh cùng cơ
sở hoặc cùng mặt bằng để thấy rõ sự thay đổi, chứ
không chỉ đánh giá một chiều tăng hay giảm của
chỉ tiêu đó trong kỳ phân tích.
Như vậy, hiệu quả quản trị tài chính doanh
nghiệp được hiểu là mức độ đạt được mục tiêu quản
trị tài chính so với yêu cầu đặt ra trong mối quan hệ
với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu
quả quản trị tài chính doanh nghiệp cao khi quản
trị tài chính doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu
tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp và ngược
lại, tất cả đều nhằm đến mục tiêu cuối cùng là tối
đa hóa giá trị cho các chủ sở hữu.
Hiệu quả quản trị tài chính doanh nghiệp phản
ánh mặt chất lượng công tác quản trị tài chính
của doanh nghiệp trong điều kiện tác động qua
lại giữa các yếu tố. Vì vậy, để đánh giá hiệu quả
quản trị tài chính doanh nghiệp cần xem xét trên
nhiều chỉ tiêu khác nhau (chỉ tiêu định tính và chỉ
tiêu định lượng).
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
quản trị tài chính doanh nghiệp
Nhóm các chỉ tiêu định lượng
Các cổ đông bầu ra hội đồng quản trị, hội đồng
quản trị bầu ra Ban giám đốc. Ban giám đốc điều
hành doanh nghiệp nhằm đem lại lợi ích tốt nhất
cho các cổ đông, các quyết định điều hành doanh
nghiệp của họ buộc phải thực hiện phù hợp với
việc tối đa hóa giá trị cho các cổ đông. Chỉ tiêu
đầu tiên sử dụng để đo lường hiệu quả quản trị tài
chính doanh nghiệp chính là tỷ suất lợi nhuận sau
thuế trên vốn chủ sở hữu.
Tỷ số lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE):
ROE = Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở
hữu bình quân sử dụng trong kỳ
Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời của mỗi
đồng vốn chủ sở hữu bình quân sử dụng trong kỳ
và được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm, khi họ
quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp.
Tăng ROE là một mục tiêu quan trọng nhất trong
hoạt động quản trị tài chính doanh nghiệp. Chỉ tiêu
này phản ánh tổng hợp tất cả các khía cạnh về trình
độ quản trị tài chính: Doanh thu, chi phí, tài sản và
nguồn vốn của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu ROE mới chỉ phản ánh năng lực sinh
lời của mỗi đồng vốn chủ sở hữu sử dụng trong
kỳ. Tuy nhiên, điều mà các cổ đông phổ thông
(chiếm phần lớn số lượng trong công ty cổ phần)
quan tâm chưa dừng lại ở đó, họ quan tâm đến
việc nhận được bao nhiêu giá trị từ mỗi cổ phần
phổ thông mà họ nắm giữ sau khi đã sử dụng một
phần lợi nhuận sau thuế để trả cổ tức cho các cổ
Dù có nhiều quan điểm khác nhau nhưng tài
chính doanh nghiệp thực chất là quan tâm đến
3 vấn đề chủ yếu, đó là: quyết định đầu tư, quyết
định huy động vốn và quyết định phân phối lợi
nhuận nhằm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.
1...,66,67,68,69,70,71,72,73,74,75 77,78,79,80,81,82,83,84,85,86,...148
Powered by FlippingBook