TCTC so 12 ky 2 - page 77

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2017
79
đông ưu đãi. Nhằm phản ánh khả năng này, bài
viết sử dụng chỉ tiêu thu nhập trên mỗi cổ phần
phổ thông hay cổ phần thường.
Thu nhập một cổ phần thường (EPS):
EPS = Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức trả cho cổ đông
ưu đãi/Tổng số cổ phần thường đang lưu hành
EPS phản ánh mức độ sinh lời của mỗi một cổ
phần phổ thông nói chung. Các nhà đầu tư thường
dùng mức doanh lợi mỗi cổ phần để làm tiêu
chuẩn quan trọng đánh giá hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp.
Nói chung, chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ lợi
nhuận có thể được chia cho mỗi cổ phần càng
nhiều, hiệu quả đầu tư của cổ đông lại càng tốt.
Mục tiêu quan trọng này cũng là điều mà các nhà
quản trị tài chính doanh nghiệp luôn hướng tới.
Các nhà đầu tư cũng rất quan tâm đến EPS,
vì đây là khả năng thu nhập có thể nhận được,
nếu quyết định đầu tư vào doanh nghiệp. Chỉ
số EPS càng cao chứng tỏ khả năng thu nhập
trên mỗi cổ phần thường càng lớn. Đó là mục
tiêu hướng tới của nhà quản trị tài chính nhằm
tăng mức độ cạnh tranh cũng như tác động tốt
tới giá cổ phiếu của doanh nghiệp. Đồng thời,
EPS là cơ sở để quyết định mức chia cổ tức cho
mỗi cổ phần thường.
Tuy nhiên, vấn đề hiện nay mà các cổ đông phổ
thông quan tâm không kém chính là cổ tức thực
tế chia cho mỗi cổ phần thường hàng năm. Nhằm
phản ánh cụ thể về vấn đề này, bài viết sử dụng chỉ
tiêu cổ tức một cổ phần thường.
Cổ tức một cổ phần thường (DPS):
DPS = Lợi nhuận sau thuế dành trả
cổ tức cho cổ đông thường/Tổng số
cổ phần thường đang lưu hành
Để có được ROE và EPS cao, các nhà quản trị
tài chính buộc phải giảm số cổ phần thường đang
lưu hành, hoặc tăng lợi nhuận sau thuế thuộc về
cổ đông thường; hoặc đồng thời áp dụng cả hai
hình thức trên, nhưng tốc độ tăng lợi nhuận sau
thuế phải cao hơn so với tốc độ tăng của số lượng
cổ phần thường.
Tóm lại, nếu tốc độ gia tăng của lợi nhuận sau
thuế cao hơn so với tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu
và số cổ phần thường đang lưu hành bình quân thì
cả ROE và EPS đều tăng và hiệu quả quản trị tài
chính doanh nghiệp được cải thiện.
Năng lực sinh lời là mối quan tâm hàng đầu của
các nhà đầu tư mua cổ phiếu. Vì các cổ đông thu lợi
đầu tư là thông qua cổ tức, mà nguồn gốc của cổ
tức lại lấy từ lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp.
Mặt khác, đối với công ty có tham gia thị trường
chứng khoán thì có sự tăng trưởng của lợi nhuận
sẽ gia tăng lợi nhuận cho các cổ đông, vì giá cổ
phiếu trên thị trường tăng lên. Năng lực sinh lời
của doanh nghiệp cũng quan trọng đối với các nhà
quản trị tài chính doanh nghiệp, vì nó là những chỉ
tiêu để đánh giá thành tích hiệu quả quản trị tài
chính của họ.
Hơn nữa, lợi nhuận sau thuế là chỉ tiêu tuyệt
đối nên để đo lường hiệu quả quản trị tài chính
trong năm, cần có sự so sánh lợi nhuận sau thuế
với doanh thu để xem xét biên lợi nhuận, với tài
sản bình quân để xem hiệu quả sử dụng tài sản vào
kinh doanh trong kỳ.
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS):
ROS = Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng quản lý và tiết
kiệm chi phí của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phụ
thuộc nhiều vào đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của
ngành nghề kinh doanh và chiến lược cạnh tranh
của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cạnh tranh bằng sự khác biệt
hóa (xây dựng thương hiệu riêng) thường có hệ
số ROS cao. doanh nghiệp cạnh tranh bằng việc
dẫn đầu về giá với chi phí thấp thường có hệ số
ROS thấp, còn với doanh nghiệp kinh doanh đa
ngành thì việc điều chỉnh cơ cấu sản phẩm kinh
doanh sẽ làm cho ROS thay đổi. Chỉ tiêu này còn
được gọi theo các tên khác như: Biên lợi nhuận
ròng, hệ số lãi ròng.
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA):
ROA = Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài
sản bình quân sử dụng trong kỳ
Tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi của một
đồng tài sản của doanh nghiệp. Hay nói cách khác
là tỷ số này phản ánh năng lực sinh lợi của doanh
nghiệp khi sử dụng toàn bộ các nguồn lực của
mình.
Cơ sở để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động
kinh doanh là phải có tài sản nhất định, đồng thời
các hình thái của tài sản cũng phải được bố trí hợp
lý để các tài sản có thể được sử dụng một cách có
hiệu quả. Trong một thời kỳ nhất định, nếu doanh
nghiệp chiếm hữu và hao phí ít tài sản, mà lợi
nhuận thu được càng nhiều thì năng lực sinh lợi
Hiệuquảquản trị tài chínhdoanhnghiệp caokhi
quản trị tài chính doanh nghiệp thực hiện được
mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp
và ngược lại, tất cả đều nhằm đến mục tiêu cuối
cùng là tối đa hóa giá trị cho các chủ sở hữu.
1...,67,68,69,70,71,72,73,74,75,76 78,79,80,81,82,83,84,85,86,87,...148
Powered by FlippingBook