TCTC so 12 ky 2 - page 78

80
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
của tài sản là ước lượng việc vận dụng có hiệu quả
các tài sản và là một phương thức phản ánh hiệu
quả đầu tư về tổng thể.
Những người quản lý doanh nghiệp thường
quan tâm tới năng lực sinh lợi của tài sản có cao
hơn mức lợi nhuận bình quân của tài sản xã hội
và cao hơn mức lợi nhuận tài sản trong ngành hay
không? Trong một thời kỳ nhất định, do đặc điểm
kinh doanh và các nhân tố hạn chế khác nhau,
năng lực sinh lợi của các ngành nghề khác nhau
cũng sẽ khác nhau: Có ngành sinh lợi cao và có
ngành sinh lợi thấp.
Tuy nhiên, ROA đã tính đến ảnh hưởng của
yếu tố lãi vay và thuế tài chính doanh nghiệp.
Mặc dù lợi nhuận sau thuế mới là vấn đề mà
doanh nghiệp nhận được nhưng cũng cần xem
xét đến mức sinh lời danh nghĩa của tài sản mà
doanh nghiệp sử dụng, từ đó tiếp tục so sánh để
thấy ảnh hưởng của lãi vay đến hiệu quả quản trị
tài chính của doanh nghiệp.
Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP):
BEP = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế/Tổng
tài sản (hay vốn kinh doanh) bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tài
sản hay vốn kinh doanh mà không tính đến ảnh
hưởng của lãi vay (nguồn gốc vốn kinh doanh) và
thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong điều kiện thuế
thu nhập doanh nghiệp không đổi, thì BEP có tác
dụng rất lớn trong việc xem xét mối quan hệ với lãi
suất vay vốn để đánh giá việc sử dụng vốn vay tác
động thế nào đến khả năng sinh lời của tài sản nói
chung và của vốn chủ sở hữu nói riêng.
Giá trị sổ sách trên một cổ phần (BV):
BV =
Tổng
tài
sản
-
Tổng
nợ phải
trả
-
Tài sản
cố định
vô hình
-
Cổ
phiếu
ưu đãi
Tổng số cổ phần
Giá trị ghi sổ cho biết, giá trị tài sản của doanh
nghiệp còn lại bao nhiêu nếu ngay lập tức rút lui
khỏi kinh doanh. Giá trị ghi sổ là một thước đo khá
chính xác giá trị của doanh nghiệp, yếu tố không
biến đổi quá nhanh, tương đối ổn định, nên nó là
số liệu thích hợp để phân tích cho các nhà đầu tư,
tức là mua cổ phiếu đúng giá trị để hưởng cổ tức
hàng năm hơn là cho các nhà đầu cơ, người mua cổ
phiếu rồi bán đi để hưởng chênh lệch về giá.
Để đánh giá hiệu quả quản trị tài chính doanh
nghiệp ngoài những chỉ tiêu định lượng (có thể
lượng hóa bằng tiền được), còn kết hợp sử dụng
các chỉ tiêu định tính (không thể lượng hóa bằng
tiền được). Điều này sẽ giúp cho việc đánh giá hiệu
quả quản trị tài chính doanh nghiệp được chính
xác và toàn diện hơn.
Nhóm chỉ tiêu định tính
Một là,
tuân thủ kỷ luật tài chính: Trong quá trình
hoạt động, mỗi giai đoạn phát triển khác nhau doanh
nghiệp có những mục tiêu khác nhau về tài chính. Để
đáp ứng yêu cầu đó, doanh nghiệp cần phải dự báo
và lập kế hoạch tài chính riêng cho từng giai đoạn.
Đồng thời, trong quá trình thực hiện kế hoạch,
nhà quản trị tài chính luôn tuân thủ kế hoạch và
bám sát những diễn biến của thị trường để có
những dự báo, điều chỉnh kịp thời khi môi trường
có sự thay đổi theo cả 2 hướng thuận lợi và bất lợi.
Đề cập đến hoạt động tài chính là nói đến hoạt
động thu, chi, do vậy, hoạt động này cần được
thể chế hóa bằng các quy chế thu, chi của doanh
nghiệp trên nền tảng các quy định pháp lý chung
đối với hoạt động thanh toán. Việc tuân thủ quy
chế thu, chi sẽ góp phần minh bạch hóa và nâng
cao khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Hai là,
trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác
quản trị tài chính: Quản lý, suy cho cùng là quản
lý con người và do con người quản lý. Theo đó,
chất lượng công tác quản trị tài chính phụ thuộc
vào chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác này tại
doanh nghiệp.
Về mặt kiến thức thì đội ngũ cán bộ phải là
những người được đào tạo bài bản từ các cơ sở đào
tạo uy tín và hàng năm được cập nhật, bồi dưỡng
kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ.
Về mặt kỹ năng và kinh nghiệm thì họ phải
là những người kinh qua vị trí công tác để hiểu
bản chất và hình thành tư duy của nhà quản trị tài
chính. Về mặt ý thức, thái độ thì đội ngũ cán bộ
cũng phải được giáo dục, định hướng ngay từ lúc
vào nghề.
Ba là,
vai trò của công tác tài chính trong quản
trị doanh nghiệp: Đầu tư được xem là quyết định
quan trọng bậc nhất trong 3 quyết định chủ yếu
của tài chính doanh nghiệp. Một quyết định đầu tư
đúng sẽ góp phần làm tăng giá trị doanh nghiệp, từ
đó gia tăng giá trị tài sản cho chủ sở hữu và ngược
Hiệu quả quản trị tài chính doanh nghiệp
phản ánh mặt chất lượng công tác quản trị tài
chính của doanh nghiệp trong điều kiện tác
động qua lại giữa các yếu tố. Vì vậy, để đánh
giá hiệu quả quản trị tài chính doanh nghiệp
cần xem xét trên nhiều chỉ tiêu khác nhau.
1...,68,69,70,71,72,73,74,75,76,77 79,80,81,82,83,84,85,86,87,88,...148
Powered by FlippingBook