TCTC so 12 ky 2 - page 8

10
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
vẫn còn dở dang. Thêm vào đó, các tác động từ
bên ngoài như bong bóng công nghệ mới, việc Cục
Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất, hay các
chính sách điều chỉnh tiền tệ - lãi suất của Trung
Quốc và Nhật Bản có thể khiến cho lạm phát trong
nước tăng. Trong nước, nền tảng chính trị ổn định
là điểm cộng đối với triển vọng kinh tế trong năm
2018. Với kỳ vọng mở ra những quyết sách mới,
tạo cơ hội cho kinh tế phát triển trong giai đoạn
tiếp theo, Chính phủ đang đẩy mạnh quyết tâm
cải cách bộ máy hành chính, hệ thống pháp luật,
chống tham nhũng và cải cách kinh tế.
Về cơ bản, các nhân tố chính thúc đẩy GDP trong
thời gian qua như ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát
và chính sách tài khóa - tiền tệ phù hợp tiếp tục
đóng vai trò nền tảng. Ngoài ra, ngành Công nghiệp
chế biến, chế tạo đang đang tăng trưởng mạnh, tăng
trưởng của ngành công nghiệp điện tử nói riêng và
mức tăng trưởng của GDP Việt Nam nói chung.
Lạm phát cơ bản dự kiến duy trì ổn định trong bối
cảnh giá cả nhiên liệu và hàng hóa toàn cầu dự báo
sẽ ổn định trong năm 2018. Lạm phát ổn định là
cơ sở quan trọng để khẳng định sự bền vững trong
quản lý kinh tế vĩ mô, kích thích tiêu dùng nội địa,
tạo điều kiện cho các chính sách tiền tệ nới lỏng làm
giảm lãi suất kích thích đầu tư.
Chính sách tiền tệ duy trì định hướng nới lỏng, hỗ
trợ sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp nhờ nền
tảng lạm phát thấp. Điểm tích cực là thanh khoản
dồi dào trên cả thị trường 1 và 2 của hệ thống ngân
hàng, khiến cho mặt bằng lãi suất liên ngân hàng
cùng trái phiếu chính phủ các kỳ hạn được duy trì
ở mức thấp, tạo điều kiện tiếp tục giảm lãi suất cho
vay và huy động. Chính sách điều hành tỷ giá sẽ
duy trì phương hướng linh hoạt, mềm dẻo, nhằm
giữ vững tính ổn định của tỷ giá và tiến tới thúc đẩy
các hoạt động thương mại mậu dịch. Tính ổn định
của tỷ giá sẽ được giữ vững khi Ngân hàng Nhà
nước vẫn đang nắm giữ một lượng dự trữ ngoại hối
kỷ lục là 45 tỷ USD.
Đầu tư và thương mại, thể hiện qua hoạt động
xuất nhập khẩu và các dòng vốn đầu tư, tiêu biểu
là FDI giữ tín hiệu lạc quan. Các doanh nghiệp, bao
gồm cả doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài đẩy mạnh sản xuất hàng
hóa xuất khẩu. Trên cơ sở đó, nền kinh tế Việt Nam
trong năm 2018 dự báo sẽ tăng trưởng tích cực hơn
năm 2017. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội về cơ
bản tiếp tục xoay quanh mục tiêu tổng quát của kế
hoạch 5 năm 2016 - 2020 là “Bảo đảm ổn định kinh
tế vĩ mô, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn 5
năm trước. Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến
trưởng GDP năm 2017 đạt 6,7%. Chính sách tiền tệ
khá linh hoạt đã hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển
và tăng trưởng kinh tế. Hoạt xuất nhập khẩu khá
ổn định, dự trữ ngoại tệ tăng mạnh. Sau khi có nghị
quyết của Quốc hội, việc thúc đẩy xử lý nợ xấu, sở
hữu chéo trong hệ thống ngân hàng đã đạt kết quả
tốt hơn trước. Hoạt động của hệ thống ngân hàng
cũng tích cực hơn nhờ triển khai áp dụng quản trị
rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II. Diễn biến này đã và
sẽ hỗ trợ tích cực cho ổn định kinh tế vĩ mô, cũng
như tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt trong năm 2017,
Chính phủ đã thể hiện sự quyết liệt trong cải cách
kinh tế vĩ mô, cũng như thủ tục hành chính, hỗ
trợ doanh nghiệp phát triển. Nỗ lực này được thể
hiện cụ thể trong các giải pháp cải thiện môi trường
kinh doanh bảo vệ nhà đầu tư, nâng cao chất lượng
quản trị công ty thông qua hoàn thiện hệ thống quy
định pháp lý trên thị trường chứng khoán, của Luật
Doanh nghiệp... Những động thái này đã mang lại
kết quả tích cực và được nhiều tổ chức quốc tế đánh
giá cao. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới
(WB), nếu như chỉ số bảo vệ nhà đầu tư của Việt
Nam năm 2015 ở mức 130/190 nước, thì năm nay cải
thiện lên mức 81/190 nước.
Triển vọng ổn định vĩ mô năm 2018
Theo Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, tăng
trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018 được dự báo
tiếp tục có chuyển biến tích cực. Các biện pháp cải
cách quyết liệt của Chính phủ sẽ phát huy hiệu
quả. Cộng với các điều kiện thuận lợi là nhiều đầu
tàu kinh tế thế giới như: Mỹ, Nhật Bản, châu Âu
đều tăng trưởng khả quan. Lĩnh vực dầu khí và
khai khoáng có thể thoát đáy khi giá dầu đang có
xu hướng hồi phục…
Nhiều tổ chức tài chính trong và ngoài nước
cũng có chung nhận định tươi sáng cho kinh tế Việt
Nam trong năm 2018 với cơ sở khách quan là kinh
tế thế gới được dự báo sẽ tiếp tục hỗ trợ tốt cho tăng
trưởng kinh tế trong nước. Cùng với đó, là những
chuyển biến tích cực của kinh tế trong nước năm
2017, kết quả tăng trưởng và cải cách mạnh mẽ từ
môi trường kinh doanh, hợp tác, hội nhập quốc tế
đã và đang tạo ra nhiều cơ hội cho Việt Nam. Việc
tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA)
như: FTA với Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á - Âu,
Cộng đồng chung ASEAN, TPP mới… sẽ thúc đẩy
tích cực cho hoạt động xuất khẩu và khuyến khích
các dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Tất
nhiên, cũng cần lưu ý đến làn sóng bảo hộ mậu
dịch trên toàn cầu khi Tổng thống Donald Trump
vẫn duy trì chính sách này và tiến trình EU-Brexit
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16,17,18,...148
Powered by FlippingBook