TCTC so 12 ky 2 - page 85

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2017
87
Dữ liệu phục vụ trong nghiên cứu này bao gồm
các DN được niêm yết trong giai đoạn từ 2012 đến
2016 trên. Do có sự khác biệt trong cách hạch toán
doanh thu, chi phí, để thống nhất cách đánh giá và
phân tích tác giả chỉ chọn các DN phi tài chính làm
mẫu nghiên cứu. DN tài chính hay phi tài chính
được phân loại theo chuẩn GICS (Do Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước áp dụng).
Kết quả nghiên cứu
Kết quả hồi quy theo các phân vị cho thấy:
- Biến sở hữu nước ngoài có tác động (-) đến
chất lượng thu nhập, kết quả này ổn định qua các
phương pháp và qua các phân vị khác nhau. Điều
này cho thấy, tỷ lệ sở hữu nước ngoài tăng lên làm
EQ1 giảm, nghĩa là tăng chất lượng thu nhập.
- Biến sở hữu gia đình với chất lượng thu nhập
có mối tương quan âm qua các phương pháp
trong trường hợp không dùng hồi quy phân vị,
tuy nhiên kết quả hồi quy qua các phân vị khác
nhau thì có sự khác nhau và đổi chiều. Kết quả
cho thấy, chỉ ở các nhóm phân vị trên 75% thì sở
hữu gia đình mới có tương quan âm, nghĩa là sở
hữu gia đình cao thì chất lượng thu nhập được cải
thiện đáng kể.
- Biến quy mô đổi từ dấu (+) sang dấu (-) ở
các phân vị từ 60% trở lên cho thấy, sở hữu với
chất lượng thu nhập có quan hệ nghịch, nghĩa
là quy mô càng cao thì chất lượng thu nhập
càng được cải thiện. Kết quả này trái với kết
quả nghiên cứu của Xie et al., (2003), Ayemere
(2015), Case et al., (2015).
- Biến đòn bẩy tài chính chỉ có quan hệ (-) với
chất lượng thu nhập ở ngưỡng phân vị 10%, trong
khi ở các phân vị khác đều có mối tương quan (+)
và có xu hướng tăng dần. Kết quả này khẳng định,
khi đòn bẩy tài chính tăng sẽ làm giảm chất lượng
thu nhập.
- Biến thanh khoản có tương quan (-) ở hầu hết
các phân vị và ổn định dấu ở hầu hết các phương
pháp. Kết quả này cho thấy, thanh khoản tốt làm
tăng chất lượng thu nhập. Kết quả này phù hợp với
nghiên cứu của Cerf (1961), Singhvi và Desai (1971),
Hossain (2001), Belkaoui và kahl (1978). Ở các mức
phân vị về chất lượng thu nhập cao thì có mối tương
quan (-) với tăng trưởng. Ngoại trừ ở mức phân vị
10%. Kết quả này hàm ý giữa tăng trưởng với chất
lượng thu nhập có quan hệ thuận, các DN có chất
lượng thu nhập cao ở các DN có tăng trưởng cao.
Kết luận và khuyến nghị
Sở hữu gia đình ở mức thấp (<10%) hay ở mức
cao (>80%) giúp cải thiện chất lượng thu nhập trong
phân tích định tính và định lượng. Như vậy, trong
quản trị DN lưu ý việc sở hữu gia đình trong hai
ngưỡng như vậy sẽ có lợi hơn trong quản trị nhất là
về chất lượng thu nhập. Lâu nay, các NĐT cho rằng,
công ty gia đình sẽ có những quyết sách mang tính
gia đình trị, người ngoài khó can thiệp. Tuy nhiên,
thông qua nghiên cứu này cho thấy, sở hữu gia đình
chưa hẳn là xấu, chí ít là về quản trị nâng cao chất
lượng thu nhập.
Hiện nay, mặc dù đã có quy định về mở “room”
cho NĐT nước ngoài nhưng vẫn còn một số rào
cản nhất định, nhất là rào cản hạn chế về ngành
nghề kinh doanh có điều kiện vì trong giấy phép
kinh doanh của các DN thường đăng ký rất nhiều
ngành nghề kinh doanh. DN có sử dụng đòn bẩy
tài chính cao dễ dẫn đến việc điều chỉnh hay quản
trị lợi nhuận, đánh bóng các báo cáo tài chính để
làm gia tăng khả năng vay mượn nợ và thường có
chất lượng thu nhập thấp. Do vậy, nếu đánh giá
về chất lượng thu nhập để xem xét đầu tư, NĐT
có thể ưu tiên vào các DN có đòn bẩy tài chính
thấp hơn.
Kết quả cũng khẳng định, các DN có thanh
khoản và tăng trưởng cao thường có chất lượng thu
nhập tốt hơn. Như vậy, trong đánh giá, phân tích
đầu tư, cần ưu tiên chọn các mã cổ phiếu có thanh
khoản tốt và tăng trưởng cao. Việc tăng tỷ lệ đầu tư
cao có thể giúp gia tăng dòng tiền trong tương lai,
tuy nhiên phát sinh rủi ro cũng như để tăng đầu
tư, các DN cũng có xu hướng làm đẹp báo cáo và
do đó dễ dẫn đến chất lượng thu nhập không tốt.
Các DN cũng không nên đầu tư quá nhiều làm gia
tăng rủi ro và giảm thanh khoản, giảm chất lượng
thu nhập.
Tài liệu tham khảo:
1. Đặng Ngọc Hùng (2015), “Nghiên cứu xu hướng quản trị lợi nhuận do thay
đổi thuế suất thuế thu nhập DN của các công ty niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số 219, tr.46-54;
2. Phạm Thị Bích Vân (2014), “Các hình thức quản trị lợi nhuận của các công
ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, Tạp chí Kế toán và Kiểm
toán, số 1+2/2014, tr. 57-60;
3. Gregory D Lyimo (2014), “Assessing The measures of quality of earnings:
Evidence From India”, European Journal of Accounting Auditing and Finance
Research, Vol.2, No.6, pp.17-28;
4. Liu, Jo-Lan, and Ching-Chieh Tsai (2015), “Board Member Characteristics
and Ownership Structure Impacts on Real Earnings Management”,
Accounting and Finance Research, 4(4);
5. Patricia Dechow a, WeiliGe b, CatherineSchrand (2010), “Understanding
earnings quality: A review of the proxies, their determinants and their
consequences”, Journal of Accounting and Economics, 50, pp 344-401.
1...,75,76,77,78,79,80,81,82,83,84 86,87,88,89,90,91,92,93,94,95,...148
Powered by FlippingBook