TCTC so 12 ky 2 - page 87

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2017
89
với Khả năng kiệt quệ tài chính.
- H5: Quy mô DN (Size), tức Logarit thập phân
của tổng tài sản, có quan hệ nghịch biến với Khả
năng kiệt quệ tài chính.
Phương pháp nghiên cứu
Dữ liệu nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng số liệu các báo cáo tài chính
(BCTC) của 606 công ty niêm yết đủ số liệu liên tục
trong giai đoạn (2010-2015) với 3.636 quan sát. Biến
phụ thuộc là biến nhị phân được gán một trong hai
giá trị: Hoặc là 1 nếu DN kiệt quệ tài chính, hoặc là
0 nếu DN không rơi vào kiệt quệ tài chính. Nghiên
cứu sử dụng phần mềm STATA để tiến hành phân
tích tương quan giữa các biến, xây dựng mô hình
hồi quy và kiểm định mô hình. Nghiên cứu đánh
giá việc vận dụng mô hình thực nghiệm vào mẫu
nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng lần lượt các phương pháp
như phân tích tương quan để xác định mối quan
hệ giữa các biến độc lập; Phương pháp kiểm định
Hausman để lựa chọn mô hình phù hợp và cuối
cùng là phương pháp hồi quy nhị phân Binary
Logistic (hay Logit) như nghiên cứu của Ohlsom
(1980), Pindado và cộng sự (2008), Campbell và
hơn so với nguồn vốn hiện tại. Vì vậy, DN sử dụng
nguồn tài trợ từ lợi nhuận để lại sẽ làm giảm nguy
cơ kiệt quệ tài chính của DN.
Lý thuyết chi phí đại diện (Jensen và Meckling,
1976) đề cập đến mâu thuẫn lợi ích của 3 nhóm: Cổ
đông, nhà quản lý và chủ nợ. Vì những lợi ích trước
mắt các nhà quản lý có thể làm tổn hại đến lợi ích
cổ đông và chủ nợ. Do đó, các DN có quy mô lớn,
thường có bộ phận kiểm soát, nên sẽ giảm nguy cơ
kiệt quệ tài chính.
Nghiên cứu thực nghiệm trước đây
Ngay trước giai đoạn DN bị phá sản, có một
sự khác biệt ở các tỷ số tài chính giữa DN thất
bại và DN bình thường, chúng có xu hướng suy
giảm đáng kể so với giá trị trung bình và mức độ
suy giảm ngày càng tăng khi tình trạng kiệt quệ
tài chính của DN càng trầm trọng (Beaver, 1968;
Altman, 1968). Trên mẫu nghiên cứu là các DN tại
Mỹ, mô hình nhị phân Binary Logistic đo lường
xác suất kiệt quệ tài chính được Ohlson (1980) thực
hiện đầu tiên. Tiếp nối là các nghiên cứu của Julio
Pindado và cộng sự (2008) hay nghiên cứu của
Campbell và cộng sự (2011).
Mô hình nghiên cứu
Từ các lý thuyết và kết quả nghiên cứu thực
nghiệm nêu trên, những nhân tố sau đây được
lựa chọn để đưa vào mô hình với năm giả thuyết
như sau:
- H1: Tỷ số thanh toán hiện thời (CA/CL), tức Tài
sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn, có quan hệ đồng biến
với Khả năng kiệt quệ tài chính.
- H2: Tỷ số dòng tiền hoạt động (OCF/TA), tức
Dòng tiền hoạt động/Tổng tài sản, có quan hệ nghịch
biến với Khả năng kiệt quệ tài chính.
- H3: Tỷ số nợ (Debt/TA), tức Tổng nợ/Tổng tài
sản, có quan hệ đồng biến với Khả năng kiệt quệ tài
chính.
- H4: Tỷ số lợi nhuận để lại (RE/TA), tức Lợi
nhuận để lại/Tổng tài sản, có quan hệ nghịch biến
Bảng 1: Bảng kiểm tra hệ số tương quan cặp
giữa các biến độc lập
CA/CL OCF/TA DEBT/TA RE/TA SIZE
CA/CL
1.0000
OCF/TA
-0.0284 1.0000
DEBT/TA
-0.2900 -0.2206 1.0000
RE/TA
0.0054 0.0791 -0.0364 1.0000
SIZE
-0.0575 0.0142 0.3122 0.1135 1.0000
Nguồn: Nghiên cứu của tác giả
Tỷ số thanh toán hiện thời
Tỷ số dòng tiền hoạt động
Tỷ số nợ
Tỷ số lợi nhuận để lại
Quy mô doanh nghiệp
Kiệt quệ tài chính
Hình 1: Mô hình nghiên cứu
Nguồn: Tác giả đề xuất
Thuật ngữ “kiệt quệ tài chính” của DN được
nhiều nhà nghiên cứu nói đến như một giai
đoạn khó khăn của DN phát sinh từ trước thời
điểm DN tuyên bố phá sản đến lúc DN phá sản
(Atlman và Hotchkiss, 2006; Li Jiming và Du
Weiwei, 2011; Tinoco và Nick Wilson, 2013).
Như vậy, tình trạng kiệt quệ tài chính nghiêm
trọng là nguyên nhân dẫn đến DN bị phá sản.
1...,77,78,79,80,81,82,83,84,85,86 88,89,90,91,92,93,94,95,96,97,...148
Powered by FlippingBook