TCTC so 12 ky 2 - page 92

94
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
dòng tiền vào của DN, qua đó đánh giá được năng
lực tài chính và khả năng của DN trong việc tạo ra
các dòng tiền trong quá trình hoạt động. Được thực
hiện bằng cách tính ra và so sánh tình hình biến
động về cả quy mô, tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng
của dòng tiền vào từng hoạt động trong tổng dòng
tiền vào trong kỳ.Từ đó xác định được khả năng tạo
tiền cũng như xu hướng biến động của dòng tiền và
dự báo dòng tiền lưu chuyển thuần trong tương lai.
Tình hình tài chính của DN khả quan khi và chỉ
khi dòng tiền vào chủ yếu của DN được tạo ra từ
hoạt động kinh doanh và ngược lại; nếu dòng tiền
vào trong kỳ chủ yếu được tạo ra không phải hoạt
động kinh doanh mà từ hoạt động đầu tư hay hoạt
động tài chính thì có khả năng DN sẽ gặp khó khăn
trong thanh toán và rủi ro trong kinh doanh. Do đó
cần tìm hiểu nguyên nhân, kiểm tra lại tình hình hoạt
động, nhất là hoạt động kinh doanh, điều chỉnh việc
sử dụng vốn, đặc biệt là vốn vay trong kỳ tới.
Phân tích mức độ tạo tiền và tình hình lưu
chuyển tiền, cung cấp thông tin cho người sử dụng
các đánh giá về sự thay đổi trong tài sản thuần, cơ
cấu tài chính, khả năng chuyển đổi thành tiền của
tài sản, khả năng thanh toán và khả năng của DN
trong việc tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạt
động. Phân tích lưu chuyển tiền tệ làm tăng khả
năng đánh giá khách quan tình hình hoạt động kinh
doanh của DN và khả năng so sánh giữa các DN vì
nó loại trừ được ảnh hưởng của các phương pháp
kế toán khác nhau cho cùng một giao dịch và hiện
tượng, đó là sự trở về của cơ sở kế toán tiền.
Nâng cao vai trò của báo cáo lưu chuyển tiền tệ
trong phân tích năng lực tài chính doanh nghiệp
Trên thực tế, vì báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một
báo cáo còn khá mới mẻ và nhiều DN còn chưa thực
sự chú ý đến nó, chưa đánh giá được vai trò cũng
như có những phân tích khoa học... Do đó, cần định
hướng để nâng cao vai trò của báo cáo lưu chuyển
tiền tệ, đưa nó vào thực tiễn, góp phần quan trọng
trong phân tích năng lực tài chính của DN.
Thứ nhất,
mỗi DN, tổ chức tài chính nên có một
bộ phận có chuyên môn sâu về BCTC nói chung;
đặc biệt là báo cáo lưu chuyển tiền tệ để đọc, hiểu
và phân tích được các chỉ tiêu cơ bản về luồng tiền
trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bao gồm luồng
tiền vào, ra của các hoạt động. Đội ngũ có chuyên
môn sâu về kế toán, tài chính sẽ giúp nhà quản trị
có nhận thức sâu sắc về báo cáo lưu chuyển tiền tệ,
hiểu được vai trò của nó, từ đó bản thân họ sẽ thấy
được sự cần thiết phải lập và phân tích báo cáo lưu
chuyển tiền tệ. Giải pháp này không chỉ góp phần
làm minh bạch báo cáo lưu chuyển tiền tệ của DN,
mà còn giúp DN đánh giá được báo cáo lưu chuyển
tiền tệ của các đối tác, từ đó có những phân tích,
nhận định, quyết sách về đầu tư hay mở rộng hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Thứ hai,
nên tăng cường cơ sở vật chất cho công
tác kế toán, đặc biệt là áp dụng tin học hóa đối với
công tác kế toán, nhất là các DN nhỏ và vừa. Áp
dụng tin học hóa trong công tác kế toán, một mặt
sẽ rút ngắn khoảng cách giữa kế toán Việt Nam
với kế toán quốc tế trong tiến trình hội nhập; mặt
khác tạo môi trường làm việc thuận lợi, công tác
kế toán được thực hiện nhanh chóng mà hiệu quả
hơn; việc lập các báo cáo kế toán, trong đó có báo
cáo lưu chuyển tiền tệ trở nên dễ dàng hơn, được
tự động hóa…
Thứ ba,
Nhà nước nên có những chính sách phù
hợp, đặc biệt là chính sách về đầu tư, liên doanh,
liên kết. Thông qua các chương trình, dự án đầu tư
của nước ngoài vào nước ta, hệ thống kế toán nước
ta sẽ ngày càng hoàn thiện hơn để phù hợp với xu
thế quốc tế, tạo môi trường thuận lợi, và cũng là yêu
cầu cấp bách để báo cáo lưu chuyển tiền tệ – một đối
tượng trong hệ thống kế toán được áp dụng rộng rãi
và khoa học ở Việt Nam.
Tóm lại, phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ đã
và đang trở thành công cụ phân tích hữu ích nhất
giúp người sử dụng thông tin đánh giá khả năng tài
chính của DN và có những quyết định đúng đắn.
Hy vọng trong thời gian tới với sự lớn mạnh của các
DN về kinh nghiệm và khả năng cạnh tranh thì việc
áp dụng và phân tích hiệu quả báo cáo lưu chuyển
tiền tệ sẽ đạt được kết quả khả quan, để báo cáo lưu
chuyển tiền tệ thực sự là công cụ không thể thiếu
của các DN muốn thành công.
Tài liệu tham khảo:
1. Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 24 (VAS 24);
2. Chuẩn mực kế toán quốc tế số 7 (IAS 7);
3. Nguyễn Văn Công, Giáo trình phân tích BCTC, 2017, NXNĐại học Kinh tế quốc dân;
4. Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính về hướng
dẫn chế độ kế toán với DN;
5. Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính về hướng dẫn
chế độ kế toán DN nhỏ và vừa.
Có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá năng lực tài
chính, trong đó phân tích các chỉ tiêu qua báo
cáo lưu chuyển tiền tệ là một trong những
nội dung phân tích quan trọng nhằm đánh
giá một cách hiệu quả năng lực tài chính của
doanh nghiệp.
1...,82,83,84,85,86,87,88,89,90,91 93,94,95,96,97,98,99,100,101,102,...148
Powered by FlippingBook