TCTC so 12 ky 2 - page 97

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2017
99
nước thành viên AFI, đã có 58 nước ký cam kết tuân
thủ theo Tuyên bố Maya, chiếm 61% tổng nước thành
viên hiện có và cũng chiếm 54% tỷ lệ người dân
không có tài khoản ngân hàng trên tổng dân số thế
giới. Trong 58 nước thành viên ký cam kết này, thì
có 31 quốc gia đã và đang triển khai Chiến lược tài
chính toàn diện tại nước mình và 27 quốc gia thành
viên còn lại đang trong giai đoạn xây dựng Chiến
lược tài chính toàn diện của riêng mình. Trong vòng
5 năm qua, số lượng quốc gia đi theo chính sách xây
dựng chiến lược tài chính toàn diện đã tăng gần 6 lần.
ASEAN hiện cũng coi tài chính toàn diện là một
trong ba trụ cột của Tầm nhìn ASEAN 2025 về hội
nhập tài chính và đã thành lập Nhóm công tác về
tài chính bao trum để thúc đẩy lĩnh vực này trong
khu vực. Theo đó, Ủy ban Công tác về toàn diện Tài
chính (WC-FINC) được thành lập có nhiệm vụ thúc
đẩy các sáng kiến tại khu vực để nâng cao mức độ
toàn diện tài chính trong ASEAN. Thời gian qua, các
quốc gia ASEAN cũng đã thảo luận nhằm rút ra bài
học kinh nghiệm từ mọi quốc gia về những thách
thức cụ thể phải đối mặt và các biện pháp theo đuổi
để tăng cường sự toàn diện tài chính.
Hiện nay, đã có nhiều kinh nghiệm các quốc gia
thành viên trong việc xây dựng Chiến lược quốc
gia về tài chính toàn diện. Chẳng hạn, về phổ biến
kiến thức tài chính - một trong những thành tố quan
trọng tạo nên tài chính toàn diện, Malaysia thường
xuyên mở khóa tập huấn về các lợi ích được chia
sẻ cho tất cả các bên liên quan. Malaysia xác định 6
bước cần thiết để thiết kế chiến lược mạnh mẽ: Xác
định cụ thể tầm nhìn thể chế và kết quả mong muốn
của Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện; Xây
dựng cơ sở hạ tầng và các hệ thống mạnh mẽ để thu
thập dữ liệu cho Chiến lược quốc gia về tài chính
toàn diện; Phổ biến kiến thức tài chính chứng khoán
và thực hiện phân tích khoảng trống để xác định các
khu vực can thiệp; Xây dựng chiến lược dự thảo và
thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với các bên liên
quan để đánh giá phản hồi; Thực hiện các chiến lược
và truyền đạt những kỳ vọng cho các bên liên quan;
Tiến hành giám sát và đánh giá tác động đối với các
mục tiêu đo lường.
Trong Chiến lược quốc gia về toàn diện tài chính,
Philippines lại tập trung vào 6 chữ gồm: C – Tư vấn
và điều phối là rất quan trọng đối với sự tham gia
của các bên liên quan, quyền sở hữu và hỗ trợ; L –
Sự hỗ trợ lãnh đạo và thư ký là cần thiết để đảm
bảo quá trình bền vững và gắn kết; I – Việc thực
hiện Chiến lược quốc gia về toàn diện tài chính cần
sự tham gia, cam kết và nguồn lực của các bên liên
quan chính; M – Đo lường và giám sát là cần thiết để
đảm bảo trách nhiệm giải trình, cũng như theo dõi
tiến độ và xác định liệu các mục tiêu của Chiến lược
quốc gia về toàn diện tài chính và kế hoạch chiến
thuật của nó có được đạt được một cách kịp thời; B
– Bắt đầu thiết lập Chiến lược quốc gia về toàn diện
tài chính là dễ dàng song duy trì thực hiện Chiến
lược này lại khó khăn hơn.
Đối với Indonesia, Chiến lược quốc gia về tài
chính toàn diện lại tập trung vào 5 trụ cột, gồm:
- Giáo dục tài chính: Nhằm mục tiêu cải thiện
(i) Kiến thức công cộng và nhận thức về định chế
tài chính chính thức, sản phẩm tài chính và dịch
vụ, bao gồm cả tính năng, lợi ích và rủi ro, chi phí,
quyền và nghĩa vụ; (ii) Nâng cao kỹ năng của cộng
đồng trong kế hoạch tài chính và quản lý.
- Quyền sở hữu công: Nhằm mở rộng bảo lãnh
tín dụng để có thể tiếp cận tốt hơn với tín dụng
chính thức.
- Cơ sở trung gian tài chính và kênh phân phối:
Nhằm mở rộng phạm vi của các dịch vụ tài chính để
đáp ứng nhu cầu của các phân đoạn khác nhau của
xã hội: Các sản phẩm, dịch vụ và kênh phân phối
sáng tạo (ví dụ như dịch vụ tài chính kỹ thuật số,
ngân hàng đại lý, ngân hàng di động, ngân hàng xe
hơi, ATM di động, và hỗ trợ cơ sở hạ tầng); Các sản
phẩm tài chính dễ dàng và an toàn đáp ứng nhu cầu
và khả năng.
- Dịch vụ tài chính trong các lĩnh vực công: Nhằm
cải thiện quản trị và minh bạch trong việc phân phối
ngân quỹ của Chính phủ, như phân phối viện trợ
thông qua tiền mặt…
- Bảo vệ người tiêu dùng: Nhằm cung cấp một
cảm giác an toàn cho cộng đồng để tương tác với tài
chính toàn diện và tận dụng các sản phẩm tài chính,
dịch vụ và hệ thống thanh toán được cung cấp.
Đặc biệt, đối với Diễn đàn Kinh tế châu Á - Thái
Bình Dương (APEC), từ năm 2011, Diễn đàn về tài
chính toàn diện của APEC đã được tổ chức định kỳ
hàng năm nhằm chia sẻ kinh nghiệm quản lý và các
sáng kiến giải pháp chính sách tốt nhất nhằm thúc
đẩy tài chính toàn diện ở các nước thành viên. Diễn
Tài chính toàn diện ngày càng được các nền
kinh tế APEC quan tâm, khai thác trên nhiều
khía cạnh của tài chính toàn diện nhằm phát
huy tối đa cơ chế hợp tác, cùng chia sẻ kinh
nghiệm, đúc kết các bài học thực tiễn; Xây dựng
và thực thi có hiệu quả Chiến lược quốc gia về
tài chính toàn diện phù hợp cho riêng mình,
góp phần xóa đói giảmnghèo và nâng cao chất
lượng cuộc sống cho người dân.
1...,87,88,89,90,91,92,93,94,95,96 98,99,100,101,102,103,104,105,106,107,...148
Powered by FlippingBook