K2 T2 - page 11

TÀI CHÍNH -
Tháng 2/2017
11
các DNNN cũng giảm tỷ trọng từ 30,53% xuống còn
16,96%. Điều này cho thấy, cơ cấu vốn đầu tư công
đang có những chuyển biến tích cực theo hướng giảm
dần tính bao cấp từ NSNN. Trong khi đó, nguồn vốn
vay để đầu tư lại có xu hướng tăng, từ 15,50% lên
40,62% trong giai đoạn này. Việc gia tăng tỷ trọng
vốn vay là tương đối phù hợp với điều kiện tiết kiệm
trong nước còn ở mức thấp và chưa đáp ứng được
nhu cầu đầu tư phát triển nhanh cơ sở hạ tầng. Tuy
nhiên, đi kèm với đó là những rủi ro tiềm ẩn đối với
an ninh tài chính quốc gia.
Xét ở cấp độ ngành, có thể thấy cơ cấu đầu tư công
cho các ngành trong giai đoạn 2006 - 2015 vẫn chưa có
sự chuyển biến rõ rệt. Vốn đầu tư cho một số ngành
ưu tiên vẫn chiếm tỷ trọng khá thấp như nông nghiệp,
lâm nghiệp và thủy sản (6% - 7%), công nghiệp chế
biến (6-12%), khoa học, giáo dục và đào tạo (7 - 11%).
Trong khi đó, khoảng trên dưới 40% tổng số vốn đầu
tư công dành cho các ngành điện, nước, vận tải, thông
tin cho thấy việc phát triển cơ sở hạ tầng vẫn phụ thuộc
nhiều vào NSNN, chưa đa dạng hóa được nguồn vốn
đầu tư.
Hiệu quả kinh tế của đầu tư công
Hệ số ICOR trung bình cả giai đoạn 2006 – 2015 là
8,98, so sánh với hệ số ICOR của giai đoạn 1996 – 2005
là 7,64 cho thấy, hiệu quả đầu tư công của Việt Namgiai
đoạn 2006 – 2015 là thấp hơn. So sánh với toàn bộ nền
kinh tế và các khu vực khác cũng cho thấy, hệ số ICOR
của khu vực công cao gấp 1,5 lần ICOR của cả nước,
bằng 2 lần ICOR của khu vực ngoài nhà nước và bằng
1,4 lần ICOR của khu vực FDI. Điều này chứng tỏ, trong
các khu vực của nền kinh tế cho thấy, vốn đầu tư của
khu vực công đang mang lại hiệu quả thấp nhất.
Hạn chế trong công tác quản lý đầu tư công của Việt Nam
Việc các khoản đầu tư công kém hiệu quả có
nguyên nhân từ các hạn chế trong công tác quản lý
đầu tư công của Việt Nam bao gồm:
Về công tác quy hoạch đầu tư:
Hiện nay, đang tồn
tại sự thiếu đồng bộ giữa kế hoạch phát triển kinh tế
xã hội với việc phân bổ và sử dụng vốn đầu tư công.
Chính phủ luôn định hướng phát triển bền vững dựa
trên ba lĩnh vực là kinh tế - xã hội – môi trường nhưng
nguồn vốn đầu tư công lại chủ yếu tập trung vào lĩnh
vực kinh tế nhiều hơn. Bên cạnh đó, còn có sự thiếu
nhất quán giữa kế hoạch phân bổ vốn đầu tư công với
các ưu tiên về nguồn lực; Tồn tại hiện tượng nhiều bộ,
ngành, địa phương chạy theo lợi ích cục bộ và thành
tích, nên quy hoạch vượt xa khả năng đáp ứng của
ngân sách.
Về công tác thẩm định dự án:
Hiệu quả thẩm định
dự án chưa cao dẫn đến sự thiếu thuyết phục về tính
hiệu quả của các dự án đầu tư. Số lượng dự án được
ra quyết định đầu tư trên số lượng dự án được thẩm
định khá cao; công tác thẩm định dự án chỉ sàng lọc
được rất ít dự án kém hiệu quả.
Về việc lựa chọn và lập ngân sách dự án:
Có sự tách
rời giữa việc lựa chọn dự án đầu tư và lập dự toán
vốn đầu tư cho dự án với việc bố trí vốn đầu tư.
Các địa phương được chủ động phê duyệt các dự
án nhưng chủ yếu vẫn trông chờ vào nguồn vốn rót
từ trung ương.
Về việc triển khai và điều chỉnh dự án:
Trong quá trình
triển khai có nhiều dự án đầu tư công bị kéo dài tiến
độ, vốn đầu tư bị đội lên cao, chất lượng bị xuống cấp
gây lãng phí nguồn vốn. Nguyên nhân chủ yếu là do
chậm trễ trong khâu giải phóng mặt bằng, do không
bố trí kịp vốn, do năng lực yếu kém các nhà thầu, do
thủ tục đầu tư.
Một số đề xuất và kiến nghị
Để nâng cao hiệu quả đầu tư công trong thời gian
tới, cần tập trung đến một số đề xuất và kiến nghị sau:
Thứ nhất,
thay đổi trong cách thức xây dựng quy
hoạch đầu tư, bao gồm: Cân đối giữa quy hoạch đầu
tư cho kinh tế và đầu tư cho lĩnh vực xã hội, môi
trường; Xác định rõ ưu tiên trong đầu tư; Kiên quyết
loại bỏ các dự án không có cơ sở về nguồn lực để thực
hiện ra khỏi quy hoạch; Có đầu mối tổng hợp và phối
hợp trong xây dựng quy hoạch ngành, địa phương để
tránh chồng chéo, phân tán.
Thứ hai,
quy định rõ thẩm quyền và trách nhiệm
thẩm định dự án đầu tư cho một cơ quan duy nhất.
Thứ ba,
lựa chọn dự án đầu tư phải đi đôi với lập
dự toán vốn đầu tư. Theo đó, chỉ nên phê duyệt các
dự án đầu tư khi đã có báo cáo dự toán vốn đầy đủ,
đáng tin cậy.
Thứ tư,
thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm
giảm tình trạng dự án bị kéo dài tiến độ như đẩy
nhanh công tác giải phóng mặt bằng; Thường xuyên
theo dõi và giảm sát quá trình giải ngân vốn để có biện
pháp khắc phục nhanh khi có vấn đề; thực hiện việc
đấu thầu, mua sắm cạnh tranh minh bạch...
Thứ năm,
siết chặt kỷ luật điều chỉnh dự án. Theo
đó, cần có lý do chi tiết cho việc điều chỉnh dự án và
có sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.
Tài liệu tham khảo:
1. PGS., TS. Sử Đình Thành (2010), Đầu tư công, NXB Thống Kê, TP. Hồ Chí Minh;
2. TS. Nguyễn Thị Hải Hà (2013), “Tái cơ cấu đầu tư công: Thực trạng và giải pháp”,
Tạp chí Tài chính. 1, tr. 17 - 20;
3. TS. Vũ Thành Tự Anh (2013), Quản lý và phân cấp quản lý đầu tư công - Thực
trạng Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế tại trang web
.
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16,17,18,19,20,21,...120
Powered by FlippingBook