TCTC (2018) ky 2 thang 2 (e-paper) - page 118

TÀI CHÍNH -
Tháng 02/2018
119
phẩm c tiềm năng xuất khẩu tốt và biên lợi nhuận
cao như ống thép, tôn mạ. Song song với đ là tối
ưu h a quy mô sản xuất với quy trình khép kín,
giúp nâng cao hiệu quả, tiết giảm tối đa chi phí sản
xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh về giá, kể cả so
với sản phẩm nhập khẩu.
Thứ hai,
trong giai đoạn hiện nay, các DN thép nên
đầu tư theo chiều sâu. Nhiều DN thép trong nước đang
c kế hoạch đầu tư mở rộng sản xuất, nhiều DN thép
Trung Quốc cũng c kế hoạch đầu tư xây dựng nhà
máy sản xuất thép tại Việt Nam. Việc đầu tư mới hoặc
mở rộng sản xuất là cần thiết, tuy nhiên, các DN chỉ nên
đầu tư sản xuất những dòng sản phẩm mà Việt Nam
chưa sản xuất được, như phôi thép hoặc sản phẩm thép
tấm cán n ng, thép chế tạo... để hình thành dây chuyền
sản xuất khép kín. Còn với các sản phẩm tốp cuối như
tôn mạ, thép xây dựng... các DN cần hết sức thận trọng.
Thứ ba,
để sẵn sàng cạnh tranh, các công ty trong
ngành Thép cần phải liên tục cải tiến, đổi mới sáng
tạo nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm,
tăng sức cạnh tranh. Cần chủ động nâng cao nội lực,
sản phẩm c tính cạnh tranh cao, từ đ xây dựng
ngành Thép đồng bộ, hiện đại. Điều này g p phần
tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng cho các
DN. Bên cạnh đ , cần xây dựng đội ngũ chuyên
nghiệp về phòng vệ thương mại, c kế hoạch chuẩn
hoá, chuẩn bị tốt các số liệu cho các cơ quan điều tra
trong và ngoài nước.
Đồng thời, chú trọng nâng cao trình độ nhân lực
trong các DN, trước hết, là người đứng đầu DN.
Đứng trước những cơ hội thị trường, DN c phát
triển được hay không phần lớn phụ thuộc và nhận
thức, trình độ và quyết tâm của những người lãnh
đạo. Vì vậy, để các DN sản xuất kinh doanh thép
phát triển tốt thì những người đứng đầu DN cần
trang bị nhiều kiến thức về kinh doanh, thị trường
về lĩnh vực thép, cập nhật tình hình từ thị trường
thép trong nước và thế giới; Cần chú trọng đào tạo,
bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, chuyên môn nghiệp
vụ cho người lao động, tạo điều kiện cho người lao
động tham gia các kh a đào tạo ngắn hạn, dài hạn
phục vụ công việc.
Thứ tư,
trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, quan
trọng hơn cả vẫn là ý thức từ phía cộng đồng DN.
Khi bị áp dụng phòng vệ thì chính các DN trong
Ngành phải hợp tác với nhau chặt chẽ. Để tăng sức
cạnh tranh, các DN thép trong nước cần hợp tác,
cùng nhau xây dựng một ngành Thép phát triển
bền vững, hiệu quả, cạnh tranh lành mạnh trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu
rộng. Để tăng cường hợp tác trong sản xuất kinh
doanh thép, cần phát huy vai trò của Hiệp hội sản
xuất – kinh doanh thép Việt Nam trong thúc đẩy
hợp tác giữa các DN. Hiệp hội cần phải tập hợp các
cơ sở sản xuất, kinh doanh thép, tạo điều kiện cho
các cơ sở đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau, trao đổi kinh
nghiệm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh,
cùng nhau làm tốt công tác xây dựng và phát triển
ngành sản xuất kinh doanh thép Việt Nam. Hiệp
hội c thể tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, báo cáo
chuyên đề, tọa đàm trao đổi ý kiến, tập huấn và
hỗ trợ đào tạo, thực tập, tham quan trong và ngoài
nước để các DN thép c cơ hội học tập, giao lưu
làm việc cùng nhau.
Thứ năm,
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
vào Việt Nam đã hỗ trợ rất nhiều cho ngành Thép
Việt Nam trong thời gian đầu để tăng năng lực sản
xuất, tiếp cận công nghệ mới; hiện đại h a công tác
quản trị kinh doanh, thị trường... Tuy nhiên, khoảng
15 năm trở lại đây, các DN, nhất là DN tư nhân trong
nước đã phát triển rất mạnh, hoàn toàn c đủ khả
năng đầu tư ở mọi quy mô công nghệ và hoạt động
c hiệu quả. Vì thế, hiện tại, không nên ưu tiêu thu
hút đầu tư đối với các DN FDI vào ngành Thép. Nếu
vẫn thu hút đầu tư FDI vào ngành Thép thì nên là
hình thức liên doanh, liên kết với DN trong nước.
Thép là đầu vào quan trọng của nhiều ngành công
nghiệp, xây dựng nên cần giữ được vai trò chủ đạo
với ngành này. Không ngoại trừ khả năng việc một
số DN nước ngoài đầu tư nhà máy sản xuất thép ở
Việt Nam với mục đích “mượn thị trường” Việt Nam
để tiêu thụ sản phẩm, tránh thuế chống bán phá giá
của Việt Nam; đồng thời tránh thuế chống bán phá
giá khi xuất sang các thị trường khác.
Thứ sáu,
để sản phẩm thép trong nước nâng cao
được sức cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập sâu
rộng, cần c sự quan tâm đặc biệt từ các cơ chế,
chính sách của Nhà nước như: Sớm xây dựng và
áp dụng hàng rào kỹ thuật, hàng rào thương mại…
nhằm kiểm soát và ngăn chặn nhập khẩu tràn lan
các mặt hàng mà ngành Thép trong nước đã sản
xuất được; ngăn chặn nhập khẩu ồ ạt thép giá rẻ từ
Trung Quốc, chống gian lận thương mại, gây thiệt
hại cho các nhà sản xuất trong nước...
Tài liệu tham khảo:
1. Hiệp hội Thép Việt Nam,
;
2. Nguyễn Xuân Hùng, Nguyễn Nhật Hoàng (2017), Báo cáo ngành Thép,
(
;
3. Đỗ Thị Thúy Phương (2017), Giải pháp tăng cường sự hợp tác giữa các DN
sản xuất kinh doanh thép trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Tạp chí Kinh tế và
Phát triển, số 241, tháng 7/2017;
4. Các trang web:
;
.
vn;
1...,108,109,110,111,112,113,114,115,116,117 119,120,121,122,123,124,125,126,127,128,...175
Powered by FlippingBook