TCTC (2018) ky 2 thang 2 (e-paper) - page 124

TÀI CHÍNH -
Tháng 02/2018
125
bao băng rộng di động, đạt tỷ lệ 39 thuê bao/100
dân. Tổng số thuê bao truy nhập băng thông rộng cố
định đạt hơn 9 triệu thuê bao. Đặc biệt, sau thời gian
thử nghiệm, từ tháng 10/2016, 3 nhà mạng lớn của
Việt Nam là Viettel, VinaPhone, MobiFone đã chính
thức được cấp giấy phép thiết lập mạng và cung
cấp dịch vụ viễn thông 4G LTE. Năm 2017, doanh
thu của 3 doanh nghiệp viễn thông (DNVT) chủ
đạo trên thị trường đạt 437.734 tỷ đồng, tăng mạnh
so với năm 2016 (365.500 tỷ đồng). Trong đ , Tập
đoàn VNPT đạt trên 144.000 tỷ (tăng 7%); Tập đoàn
Viettel đạt 249.500 tỷ (lợi nhuận trước thuế toàn tập
đoàn đạt 43.936 tỷ, nộp ngân sách nhà nước 41.142
tỷ đồng); Tổng công ty Mobifone đạt 44.234 tỷ đồng,
lợi nhuận trước thuế đạt 5.589 tỷ đồng.
Đánh giá về dịch vụ truyền hình
trả tiền qua internet và thiết bị di động
Cuộc chiến dịch vụ truyền hình qua Internet
(truyền hình OTT) đã thực sự bùng nổ khi mà từ
năm 2016, các DN truyền hình như: SCTV, VTVcab,
K+, VTC, VNPT, Clip TV… đã nhập cuộc và năm
2017 đã chứng kiến sự bùng nổ của dịch vụ truyền
hình qua Internet (truyền hình OTT) tại Việt Nam.
Sự phát triển bùng nổ các dịch vụ OTT đa đe dọa
đến các dịch vụ truyền hình truyền thống, giống
như các dịch vụ GTGT (VAS), Over the Top (OTT)
trong lĩnh vực viễn thông di động khiến các nhà
mạng sụt giảm doanh thu. Do đ , các DN truyền
hình buộc phải nhập cuộc chơi OTT c thu phí như
“chiếc phao cứu cánh” để gia tăng doanh thu.
Truyền hình OTT n i chung và truyền hình di
động (MobileTV do cac DNVT như: Viettel, VNPT-
VinaPhone, Mobifone cung câp) n i riêng không chỉ
là xu hướng công nghệ của riêng Việt Nam mà xảy
ra ở cả các thị trường khác trên thế giới. Tính riêng
tại thị trường Việt Nam, các DN truyền hình như
SCTV, VTVcab, K+, VTC, VNPT đã lần lượt ra mắt
dịch vụ truyền hình OTT ngay từ năm 2016. Chẳng
hạn, K+ ra mắt dịch vụ truyền hình OTT MyK+Now;
VTVcab cũng c ứng dụng OTT là VTVcab ON…
Sự xuất hiện của dịch vụ truyền hình qua Internet
(truyền hình OTT) và truyền hình di dộng (Mobile
Tv) đã khiến các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình
khá “chật vật” trong việc duy trì thuê bao và doanh
thu trong năm 2017. Do vậy, các DN của 5 loại truyền
hình trả tiền n i trên, cần c chiến lược marketing
riêng biệt, phù hợp khi tham gia vào thị trường này
nhằm dành thị phần, chia sẻ miếng bánh lợi nhuận,
tối đa h a nguồn lực đầu tư…
Trong khi đ , với truyền hình qua thiết bị di động
(Mobile TV), về mặt bản chất, đây là dịch vụ giúp
người dùng c thể xem các chương trình truyền hình
(các kênh truyền hình yêu thích, phim, video, các
chương trình dành riêng cho nh m đối tượng người
xem, gameshows…) trên di động. Thay vì phải ngồi
trước màn hình tivi ở nhà đúng giờ, hay giành giật
để xem được kênh truyền hình mà mình yêu thích
thìkhách hàng chỉ cần đăng ký dịch vụ Mobile TV
của các nhà mạng và vô tư xem các chương trình đ
ở bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào khách hàng c nhu
cầu trên chiếc điện thoại của mình. Sự phát triển
và thay đổi nhanh ch ng của công nghệ cũng như
khả năng bắt kịp với xu hướng công nghệ trên thế
giới (3G, 4G) khiến cho các DNVT Việt Nam cũng
tích cực nhập cuộc chơi Mobile TV. Dự đoán, tiếp
theo những bước đột phá năm 2017 với sự triển khai
đồng loạt dịch vụ 4G, năm 2018 và các năm tiếp theo
sẽ chứng kiến sự bùng nổ của Mobile TV của các
DNVT Việt Nam với các g i cước tích hợp cực kỳ
cạnh tranh, chất lượng dịch vụ và nội dung ngày
càng hoàn thiện, cạnh tranh mạnh với truyền hình
OTT và các dịch vụ THTT khác…
Ngoài việc phải cạnh tranh quyết liệt với nhau để
dành thị phần, thuê bao; THTT tại Việt Nam đang
phải cạnh tranh với những dịch vụ THTT trên nền
dịch vụ Internet mà Netflix là một đối thủ đánh gờm
nhất. Bên cạnh Netflix, các ứng dụng xem THTT qua
website, ứng dụng Android/iOS, TV Internet… khác
như: iflix (Malaysia), Danet (Việt Nam), Fim+ (Việt
Nam), Clip Tv (Việt Nam) với những lợi thế về nội
dung cung cấp, Việt h a, cập nhật nội dung… cũng
khiến cho cuộc chiến cạnh tranh dành thị phần, thuê
bao, doanh thu… trên thị trường THTT của Việt
Nam thêm phần kh khăn cho các DNVT cung cấp
dịch vụ Mobile TV.
Kinh nghiệm triển khai Mobile TV trên thị trường
viễn thông quốc tế cho thấy, tính chất cạnh tranh
quyết liệt giữa các DNVT và DN kinh doanh THTT.
Tại Australia, Telstra- hãng viễn thông lớn nhất nước
này đã xây dựng riêng một g i Mobile TV (Foxtel
Now) cho thuê bao của mình tích hợp luôn vào g i
cước dựa trên nhu cầu sử dụng và khả năng chi
trả của khách hãng. Làm được điều này vì Telstra
nắm tới 50% sở hữu tại Foxtel (hãng THTT lớn nhất
Australia). Dù Foxtel vẫn c các g i cước dành riêng
cho thuê bao cáp quang sử dụng trên mọi mạng viễn
thông của các DNVTAustralia; tuy nhiên Foxtel Now
thiết kế cho khách hàng của Telstra được cá biệt h a
trên thiết bị smartphone/MTB nhấn mạnh yếu tố
xem mọi lúc, mọi nơi, trực tiếp và tiện dụng vốn là
ưu thế chỉ riêng DNVT mới c . Tương tự, tại Mỹ,
AT&T- hãng viễn thông lớn nhất Mỹ về mặt doanh
thu (2016-2017) theo xếp hạng của Forbes cũng mua
1...,114,115,116,117,118,119,120,121,122,123 125,126,127,128,129,130,131,132,133,134,...175
Powered by FlippingBook