TCTC (2018) ky 2 thang 2 (e-paper) - page 135

136
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
tới cấu trúc vốn tại các quốc gia phát triển như Huang
và Song (2006), Chen (2003), Booth (2009), Margaritis
và Psillaki (2007), Tien (2014). Tại Việt Nam, hiện các
tác giả Trần Hùng Sơn (2008) và Lê Ngọc Trâm (2010)
đã c những nghiên cứu về đề tài này.
Nghiên cứu về cấu trúc vốn luôn thu hút sự quan
tâm của các nhà khoa học trên thế giới và trong
nước. Ngoài g c độ của tài chính doanh nghiệp
truyền thống, ngày càng nhiều nghiên cứu về chủ
đề này dưới g c độ tài chính hành vi. Với một g c
nhìn mới trong đ xem xét vai trò của yếu tố tâm lý
hành vi của nhà quản trị, bài nghiên cứu kỳ vọng
đ ng g p thêm bằng chứng thực nghiệm về hành
vi của nhà quản trị, sự tự tin thái quá, nhằm giải
thích sự thay đổi của tỷ lệ nợ trong doanh nghiệp.
Ngoài ra, điểm mới của nghiên cứu là nghiên cứu
mối quan hệ giữa sự tự tin thái quá của nhà quản trị
với cấu trúc vốn trong các doanh nghiệp c sở hữu
nhà nước chi phối, với mục đích cung cấp các cơ sở
thực tiễn cho việc tái cấu trúc nguồn vốn của các
doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam.
Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu trước
Các lý thuyết tài chính truyền thống giải thích
cấu trúc vốn thường dựa trên giả định quan trọng:
Đ là hàm ý tất cả những người tham gia trên thị
trường, kể cả nhà quản lý, đều duy lý. Tài chính
hành vi cố gắng giải thích và nâng cao hiểu biết
về các quá trình cảm xúc liên quan và mức độ ảnh
hưởng đến quá trình ra quyết định trong tài chính
và đầu tư (Ricciardi & Simon, 2000).
Theo Shefrin (2007), ba vấn đề chính cần quan
tâm khi xem xét để hiểu rõ hơn về tài chính hành vi
là những khuynh hướng thiên lệch, kinh nghiệm
và hiệu ứng theo khuôn mẫu. Ông đã phân loại
sự thiên lệch (bias) trong tài chính hành vi bao
gồm 4 dạng:
(1) Tự tin thái quá (Overconfidence);
(2) Lạc quan thái quá (Excessive optimism);
(3) Thiên lệch được củng cố (Confirmation bias);
(4) Ảo tưởng kiểm soát (Illusion of control).
Hầu hết các nghiên cứu trên thế giới đều thống
nhất về sự tồn tại của tương quan dương giữa tâm lý
tự tin thái quá và tỷ lệ nợ của công ty, tức là những
nhà quản trị tự tin thái quá thường c xu hướng vay
nợ nhiều hơn so với những người khác (Hackbarth,
2002; Oliver, 2005; Malmendier &Tate, 2005; Barros &
Silveira, 2007…). Các nghiên cứu về chủ đề này ở Việt
Nam cũng cho ra kết quả tương tự (Lê Đạt Chí, 2013;
Trần Hoài Nam & Trương Đình Bảo Long, 2016…).
Những nghiên cứu về cấu trúc vốn trong các doanh
nghiệp nhà nước chi phối tại Trung Quốc như Zou &
Xiao (2006), Li & cộng sự (2009) đều cho thấy sở hữu
nhà nước c tương quan dương với tỷ lệ nợ của doanh
nghiệp, hàm ý khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các
doanh nghiệp này tốt do c sự đảm bảo từ phía Nhà
nước; đồng thời chủ sở hữu duy trì tỷ lệ nợ cao để
tránh pha loãng cổ phiếu của mình. ỞViệt Nam, Lê Thị
Phương Vy &Phan Thị BíchNguyệt (2015) đã cung cấp
bằng chứng về chi phối của Nhà nước tác động cùng
chiều với cấu trúc vốn của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, theo hiểu biết chủ quan của các tác
giả, tại Việt Nam cho đến nay chưa c nghiên cứu
về mối quan hệ giữa hành vi tự tin thái quá của
nhà quản trị và cấu trúc vốn trong nh m doanh
nghiệp nhà nước.
Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên các bằng chứng thực nghiệm và dự
đoán lý thuyết, bài nghiên cứu kỳ vọng c mối tương
Bảng 1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình
Biến
Số quan sát
Trung Bình
Trung vị
Độ lệch chuẩn Giá trị lớn nhất
Giá trị nhỏ nhất
TLEV
2303
0.5194
0.5445
0.2189
0.9696
0.0026
LTLEV
2303
0.1112
0.0517
0.1388
0.7870
0
STLEV
2303
0.4082
0.4082
0.2030
0.9549
0.0026
OVER
2303
0.3131
0
0.4638
1
0
SIZE
2303
27.1302
27.0812
1.4836
32.8265
23.2820
PROF
2303
0.1241
0.1121
0.0894
0.6404
-0.4839
GROWTH
2303
0.1517
0.0807
0.9856
40.7637
-0.9528
TANG
2303
0.2601
0.2030
0.2095
0.9366
0
UNIQ
2303
0.8130
0.8391
0.1596
3.9088
0
LIQ
2303
2.2255
1.4162
4.1965
145.1005
0.1932
NDTS
2303
0.0307
0.0216
0.0310
0.3143
0
SO
2303
0.3257
0
0.4687
1
0
Nguồn: Tính toán của các tác giả
1...,125,126,127,128,129,130,131,132,133,134 136,137,138,139,140,141,142,143,144,145,...175
Powered by FlippingBook