TCTC (2018) ky 2 thang 2 (e-paper) - page 137

138
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Kết quả từ Bảng 2 cho thấy, hành vi tự tin quá
mức của nhà quản trị tác động tích cực đến tổng nợ
và tỷ lệ nợ ngắn hạn của công ty, nhưng lại c tác
động tiêu cực đến tỷ lệ nợ dài hạn. Kết quả này tương
tự như các kết quả nghiên cứu trước trong và ngoài
nước, khẳng định giả thuyết H1 về hành vi tự tin thái
quá làm gia tăng tỷ lệ nợ của công ty, qua đ làm gia
tăng rủi ro tài chính của công ty và làm tăng nguy cơ
kiệt quệ tài chính. Kết quả này tương đồng và được
ủng hộ bởi nhiều nghiên cứu thực nghiệm khác trước
đây như: Hackbarth (2002), Oliver (2005), Barros &
Silveira (2007), Lê Đạt Chí (2013)…
Sở hữu nhà nước cũng mang lại tác động tích cực
đến tổng nợ và tỷ lệ nợ ngắn hạn. Kết quả này tương
tự như Li & cộng sự (2009) ở thị trường Trung Quốc;
và nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam của Lê Thị
Phương Vy & Phan Thị Bích Nguyệt (2015).
Tự tin thái quá cũng làm giảm khả năng sử dụng
tài sản thế chấp trong đảm bảo tổng nợ và nợ ngắn
hạn trong công ty.
Mặc dù vậy, nghiên cứu này không tìm thấy
bằng chứng về tự tin thái quá làm gia tăng tổng nợ
và nợ ngắn hạn trong công ty nhà nước chi phối, chỉ
cung cấp bằng chứng về tự tin thái quá làm gia tăng
nợ dài hạn trong các công ty này: kết quả cho thấy
các nhà quản trị này sẽ c xu hướng vay nợ vay dài
hạn nhiều hơn, tức là giả thuyết H2 chỉ được xác
nhận đối với nợ dài hạn. Như vậy, dưới sự đảm bảo
tài chính của Chính phủ cũng như nhờ mối quan hệ
mật thiết với các ngân hàng thương mại, nhà quản
trị c tâm lý tự tin thái quá sẽ tăng vay nợ dài hạn
mà bỏ qua nợ ngắn hạn nhằm tận dụng hết các lợi
ích từ việc vay nợ.
Một số gợi ý chính sách
Gia tăng tỷ lệ nợ của công ty nhằm đánh đổi lợi
ích từ thuế với rủi ro kiệt quệ tài chính, tuy nhiên
tỷ lệ nợ càng cao thì tỷ số lợi ích – chi phí đạt được
càng giảm. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, tại các
doanh nghiệp c nhà quản trị tự tin thái quá và
tại các công ty c sở hữu nhà nước chi phối c xu
hướng vay nợ nhiều hơn, đặc biệt là nợ ngắn hạn;
hiệu ứng này cũng xảy ra đối với nợ dài hạn tại
các doanh nghiệp đồng thời c sở hữu nhà nước
chi phối và c nhà quản trị tự tin thái quá. Từ kết
quả nghiên cứu, các tác giả đề xuất một số gợi ý
chính sách nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nợ
của doanh nghiệp n i chung và doanh nghiệp nhà
nước n i riêng.
Một là,
các doanh nghiệp nên cân nhắc đặc tính
tự tin thái quá trong các quyết định tuyển chọn, bổ
nhiệm nhân sự cấp cao, đặc biệt là thành viên hội
đồng quản trị và giám đốc điều hành. Bên cạnh đ ,
các doanh nghiệp cần hoàn thiện quy chế quản trị
công ty, đảm bảo công ty được định hướng, điều
hành và giám sát tốt, phục vụ lợi ích chính đáng của
cổ đông và các bên liên quan.
Hai là,
đối với các doanh nghiệp c vốn nhà nước
chi phối, cần hoàn thiện cơ chế điều động, bổ nhiệm
và giám sát người đại diện vốn đầu tư của nhà nước
trong doanh nghiệp, đảm bảo hành vi tự tin thái
quá của nhà quản trị được kiểm soát và điều chỉnh
tốt, hạn chế tối đa các thua lỗ tiềm tàng từ các quyết
định chủ quan của những nhà quản trị này.
Tài liệu tham khảo:
1. Lê Đạt Chí (2013). Các nhân tố ảnh hưởng đến việc hoạch định cấu trúc vốn
của các nhà quản trị tài chính tại Việt Nam. Tạp chí Phát triển & Hội nhập,
Số 9 (19), tr. 22-28;
2. Trần Hoài Nam & Trương Đình Bảo Long (2016). Tính tự tin thái quá của
CEO và cấu trúc vốn doanh nghiệp Việt Nam. Tạp Chí Công nghệ Ngân hàng,
Số 121, 18 – 27;
3. Lê Thị Phương Vy & Phan Thị Bích Nguyệt (2015). Tác động của sở hữu nhà
nước lên quyết định tài trợ: Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam. Tạp chí
Phát triển & Hội nhập. Số 22 (32), tr. 50-57;
4. Barros, L. A. B. D. C., & Da Silveira, A. D. M. (2007). Overconfidence,
managerial optimism and the determinants of capital structure. Papers.
ssrn.com;
5. Hackbarth, D. (2002, December). Managerial optimism, overconfidence,
and capital structure decisions. In European Finance Association Annual
Meeting,(Aug, 2004), Maasticht, The Netherlands;
6. Li, K., Yue, H., & Zhao, L. (2009). Ownership, institutions, and capital structure:
Evidence from China. Journal of comparative economics, 37(3), 471-490;
7. Malmendier, U., & Tate, G. (2005). CEO overconfidence and corporate
investment. The journal of finance, 60(6), 2661-2700;
8. Oliver, B. R. (2005). The impact of management confidence on capital
structure. Papers.ssrn.com;
9. Reimoo, Z. (2008). Determinants of Capital Structure: Evidence from
UK Panel Data. Master of Arts in Finance and Investment. University of
Nottingham;
10. Ricciardi, V., & Simon, H. K. (2000). What is behavioral finance? Papers.
ssrn.com;
11. Shefrin, H. (2002). Beyond greed and fear: Understanding behavioral finance
and the psychology of investing. Oxford University Press on Demand;
12. Zou, H., & Xiao, J. Z. (2006). The financing behaviour of listed Chinese
firms. The British Accounting Review, 38(3), 239-258.
Dưới sự đảm bảo tài chính của Chính phủ
cũng như nhờ mối quan hệ mật thiết với các
ngân hàng thương mại, nhà quản trị có tâm lý
tự tin thái quá sẽ tăng vay nợ dài hạn mà bỏ
qua nợ ngắn hạn nhằm tận dụng hết các lợi
ích từ việc vay nợ.
1...,127,128,129,130,131,132,133,134,135,136 138,139,140,141,142,143,144,145,146,147,...175
Powered by FlippingBook