TCTC (2018) ky 2 thang 2 (e-paper) - page 143

144
KINH TẾ QUỐC TẾ
99,9% tổng số DN, đ ng g p trên 102,9 triệu đô la
Mỹ từ việc xuất khẩu và giải quyết được việc làm cho
hơn 87,7% trên tổng dân số đang ở độ tuổi lao động.
Hệ thống hỗ trợ tài chính cho DNNVV bao gồm hệ
thống bảo lãnh tín dụng trực thuộc Ngân hàng Trung
ương, các cơ cấu tài chính khác thuộc Chính phủ và
chính sách thuế
- Chính sách thuế ưu đãi: Năm 2014, Hàn quốc
đã đưa ra những quy định rõ ràng về các chính
sách miễn thuế, giảm thuế và hoàn thuế đối với các
DNNVV đang hoạt động trong mọi lĩnh vực. Ví dụ
đối với các DN nhỏ, tùy theo từng trường hợp và
điều kiện hoạt động cụ thể theo quy định của pháp
luật sẽ được giảm 5%, 10%, 15%, 20% hay 30% hay
miễn một số thuế như thuế GTGT, thuế trước bạ đối
với bất động sản phục vụ hoạt động nghiên cứu phát
triển của các DNNVV.
- Hệ thống bảo lãnh tín dụng của Hàn Quốc cho
đến nay đã hỗ trợ tài chính cho DNNVV được thành
lập và chia theo ba kênh chính: Quỹ BLTD Hàn
Quốc, Quỹ bảo lãnh tín dụng công nghệ Hàn Quốc
và Quỹ bảo lãnh tín dụng địa phương. Ngoài ra, các
DNNVV c thể huy động vốn qua các kênh như
phát hành trái phiếu, tiền gửi nhận được từ Quỹ
quản lý vốn theo Luật Quản lý quỹ công cộng…
Ngoài hoạt động bảo lãnh tín dụng, Quỹ bảo lãnh
tín dụng này còn cung cấp các dịch vụ tư vấn, đào
tạo về quản lý đối với nhân lực của các DNNVV
được quỹ bảo lãnh.
Tại Hàn Quốc, vấn đề về nguồn nhân lực luôn
được đặt lên hàng đầu. Luật Hỗ trợ nguồn nhân
lực cho các DNNVV, sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã
tạo điều kiện cho các DNNVV đáp ứng được nhu
cầu nhân sự trước những ảnh hưởng nặng nề về
tình trạng thất nghiệp từ khủng hoảng kinh tế thế
giới 2007.
Về phía các cơ sở đào tạo giáo dục, các trường c
nhiệm vụ phải bổ sung vào chương trình đào tạo các
môn học về DNNVV, cũng như việc đưa vào hoạt
động kiến tập và thực tập của sinh viên là môn học
chính hay các tín chỉ bắt buộc. Điều này giúp tạo cơ
hội để sinh viên thực hành với môi trường làm việc
thực tế và chuyên nghiệp, mở ra những cơ hội nghề
nghiệp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Bài học cho Việt Nam
Qua thực tiễn hỗ trợ DNNVV phát triển của một
số nước, c thể rút ra một số kinh nghiệm cho Việt
Nam như sau:
Thứ nhất,
cần nhận thức đúng đắn vai trò và vị
trí quan trọng của DNNVV trong phát triển kinh tế
quốc dân. Chính phủ sẽ đưa ra các chính sách tài
chính phù hợp để hỗ trợ phát triển DNNVV.
Thứ hai,
sử dụng linh hoạt các hình thức hỗ trợ
tài chính của Chính phủ đối với các DNNVV. Việc
đa dạng h a các hình thức hỗ trợ tài chính đối với
DNNVV là xu hướng phổ biến trong chính sách hỗ
trợ tài chính của các quốc gia đối với sự phát triển của
DNNVV tại Việt Nam.
Thứ ba,
thuế là công cụ tài chính hết sức hữu hiệu
trong việc hỗ trợ tài chính với DNNVV. Sự ưu đãi về
thuế theo quy mô DN luôn tác động trực tiếp tới khả
năng tích luỹ, tái sản xuất mở rộng, cũng như khuyến
khích DN sử dụng nhiều lao động, sử dụng lao động
nữ, phát triển ngành nghề truyền thống, đẩy mạnh
xuất khẩu… theo các định hướng của Nhà nước đối
với DNNVV.
Thứ tư,
nâng cao hiệu quả của Quỹ bảo lãnh tín
dụng. Cần đa dạng h a nghiệp vụ bảo lãnh nhằm
đáp ứng tốt nhất những nhu cầu bảo lãnh ở các hoạt
động khác của DNNVV như: bảo lãnh dự thầu, bảo
lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng…
Đồng thời, c thể thành lập thêm các tổ chức tài chính
nhằm thực hiện hỗ trợ vốn cho các DNNV.
Thứ năm,
coi trọng đầu tư hỗ trợ đào tạo nguồn
nhân lực cho các DNNVV. Thường xuyên tổ chức các
kh a đào tạo, bồi dưỡng cho các lãnh đạo DNNVV về
các kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng đàm phán… Xây dựng
các mối liên kết giữa các tổ chức đào tạo, các DN, cơ
quan quản lý nhà nước và các tổ chức phi chính phủ
nhằmđào tạo, đội ngũ lao động c thể đáp ứng những
điều kiện khác nhau mà các DN mỗi ngành nghề và
thích nghi với những biến động của thị trường.
Tài liệu tham khảo:
1. Vũ Văn Hà (chủ biên), Điều chỉnh cơ cấu kinh tế Nhật Bản trong bối cảnh toàn
cầu hóa, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội 2003;
2. PGS.,TS. Nguyễn Trường Sơn (2015), “Phát triển DNNVV ở Việt Nam hiện nay”,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội;
3. Lê Văn Sang, Kinh tế Nhật Bản giai đoạn thần kỳ, NXB Khoa học Xã hội, Hà
Nội – 1988;
4. TS. Nguyễn Thị Hồng Nhung, Pháp luật hỗ trợ DNNVV của Hàn Quốc và một số
kiến nghị tham khảo – Tạp chí Nghiên cứu lập pháp;
5. Singapore với những chính sách hỗ trợ DNNVV - Tạp chí Kinh tế và Dự báo.
Thuế là công cụ tài chính hữu hiệu trong việc hỗ
trợ tài chính với DNNVV. Sự ưu đãi về thuế theo
quymô DN luôn tác động trực tiếp tới khả năng
tích luỹ, tái sản xuất mở rộng, cũng như khuyến
khích DN sử dụng nhiều lao động, sử dụng lao
động nữ, phát triển ngành nghề truyền thống,
đẩy mạnh xuất khẩu… theo các định hướng
của Nhà nước đối với DNNVV.
1...,133,134,135,136,137,138,139,140,141,142 144,145,146,147,148,149,150,151,152,153,...175
Powered by FlippingBook