TCTC (2018) ky 2 thang 2 (e-paper) - page 19

20
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
môi trường trong hoạt động cấp tín dụng...
- Thiếu mô hình phân tích “rủi ro và lợi nhuận”
thống nhất hiệu quả: Là một mô hình kinh tế mới,
phần lớn các NHTM hướng đến tài chính xanh khi
so với các dịch vụ ngân hàng truyền thống về sự
đảm bảo trong lợi nhuận c nhiều điều không chắc
chắn. Các ngân hàng thiếu các quy định về thẩm
định, hệ thống tiêu chí và cơ chế đánh giá, quản lý
rủi ro trong khi các dự án xanh đều sử dụng ngồn
vốn lớn trong thời gian dài...
Những cơ hội
- Hỗ trợ chính sách của quốc gia: Ngày 20/3/2014,
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 403/
QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia
về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020 nhằm
triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng
trưởng xanh quy định tại Quyết định số 1393/
QĐ-TTg. Ngày 24/03/2015, NHNN ban hành Chỉ
thị số 03/CT-NHNN về thúc đẩy tăng trưởng tín
dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội
trong hoạt động cấp tín dụng, đòi hỏi các NHTM
cần đẩy mạnh tín dụng xanh từ g c độ chiến lược,
tăng cường hỗ trợ cho nền kinh tế xanh, nền kinh
tế carbon thấp tối ưu h a cơ cấu tín dụng, nâng
cao chất lượng dịch vụ, thúc đẩy chuyển đổi mô
hình phát triển tăng trưởng xanh. Đầu năm 2017,
NHNN ban hành Chỉ thị số 01/2017/CT-NHNN
tiếp tục nhấn mạnh việc triển khai kế hoạch hành
động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược
quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020... Điều
này không chỉ cho thấy, Nhà nước khuyến khích
các NHTM thực hiện tài chính xanh, mà các bộ,
ngành liên quan cũng nỗ lực hoàn thiện hệ thống
chính sách tạo điều kiện cho tài chính xanh.
- Nhu cầu tài chính xanh ngày một lớn: Nhu cầu
(NHNN) ở các khu vực này đã vượt qua các ngân
hàng khác. Hiện nay, các DN vẫn là khách hàng
mục tiêu quan trọng của ngân hàng để phát triển tài
chính xanh. Các dự án chuyển đổi quy trình công
nghiệp thép, các công ty điện lực mới, các dự án
năng lượng mới, nông nghiệp công nghệ cao, sẽ tạo
nền m ng vững chắc cho tài chính xanh.
- Khả năng đổi mới sản phẩm mạnh mẽ: Những
năm gần đây, các NHTM quốc doanh đã c bước đột
phá lớn trong việc thu hút những tài năng khoa học
công nghệ và trong việc đổi mới các sản phẩm tài
chính (từ việc tại trụ sở chính ngân hàng đã thành
lập trung tâm đổi mới sản phẩm, thu hút của tài
năng cao cấp, tối ưu h a quy trình kinh doanh, sáng
tạo ra sản phẩm tài chính mới). Các NHTM quốc
doanh với nguồn lực lớn sẽ c ưu thế. Việc đánh giá
chính xác các dự án tài chính xanh, để phân tích cân
bằng cả chi phí và lợi ích đều đòi hỏi phải thành lập
các phòng ban chuyên môn, chiêu mộ các chuyên gia
và đầu tư nguồn nhân lực khổng lồ cùng các nguồn
lực vật chất cho việc nghiên cứu...
Những điểm yếu
- Nhận thức về tài chính xanh vẫn chưa được
thống nhất: Mặc dù, các NHTM quốc doanh đã
c những nỗ lực mạnh mẽ để triển khai ở cấp sở,
như thành lập các phòng ban đặc biệt hoặc các ban
chuyên trách để thúc đẩy việc phổ biến kinh doanh
tài chính xanh, song việc triển khai vẫn chậm. Việc
thực hiện tài chính xanh của các NHTM quốc doanh
lớn đều c sự phát triển không cân bằng giữa các
khu vực. Các ngân hàng cũng thiếu cơ chế hợp tác
liên ngành, cơ chế động lực cho các ngân hàng cũng
như DN phát triển tín dụng xanh; Đội ngũ nhân
viên ngân hàng chưa được đào tạo chuyên sâu, bài
bản trong việc thẩm định, đánh giá và quản lý rủi ro
Bảng 1: Dư nợ tín dụng của 4 NHTM quốc doanh (tỷ đồng)
2015
2016
2017
Các gói hỗ trợ tín dụng xanh điển hình
Agribank
673.000 791.450 813.000 - Ngày 01/11/2016, Agribank triển khai chương trình tín dụng ưu đãi quy mô tối
thiểu 50.000 tỷ đồng phục vụ sản xuất “nông nghiệp sạch” vì sức khỏe cộng đồng.
- Năm 2015, BIDV hợp tác với Công ty VWS tài trợ 90 triệu USD cho dự án khu
liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước tại TP. Hồ Chí Minh
- Làm đầu mối giải ngân 620 triệu USD cho 04 dự án tài chính nông thôn do
World Bank (WB) tài trợ.
- Agribank, Sacombank và Vietcombank đã tham gia cho vay thí điểm các dự án
kinh doanh năng lượng tái tạo, xử lý tái chế rác thải môi trường, giảm thiểu các
tác hại từ biến đổi khí hậu mang lại với tổng giá trị lên đến 2.000 tỷ đồng.
- Tháng 7/2016, NHNN cùng với WB đã ký kết hiệp định pháp lý cho 3 dự án chính
sách phát triển về quản lý kinh tế và năng lực cạnh tranh; Biến đổi khí hậu và tăng
trưởng xanh và dự án cấp nước, xử lý nước thải đô thị với số tiền là 371 triệu USD.
IFC phối hợp với Techcombank và Vietinbank xây dựng Chương trình tín dụng
tiết kiệm năng lượng dành cho các DNNVV với tổng giá trị gần 63 triệu USD.
Vietcombank
395.122 469.800 579.000
Viettinbank
674.000 722.000 843.000
BIDV
538.434 657.623 828.000
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ báo cáo tài chính của các NHTM
1...,9,10,11,12,13,14,15,16,17,18 20,21,22,23,24,25,26,27,28,29,...175
Powered by FlippingBook