TCTC (2018) ky 2 thang 2 (e-paper) - page 32

TÀI CHÍNH -
Tháng 02/2018
33
Là một thành viên c trách nhiệm của cộng đồng
quốc tế, đã cùng 196 nước ký cam kết tại Hội nghị
Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu COP 21, Việt
Nam sẽ phải bắt đầu giảm phát thải khí nhà kính từ
năm 2020. Do đ , Việt Nam cần c kiến thức, tầm
nhìn rõ ràng để theo kịp tốc độ thay đổi của tình
hình quốc tế, xây dựng ra các cơ chế trao đổi, mua
bán quyền phát thải khí phù hợp và tạo động lực
mới cho nền kinh tế quốc gia.
C rất nhiều việc cần làm, tuy nhiên một số gợi
ý để xây dựng thị trường mua bán quyền phát thải
khí tại Việt Nam trong ngắn hạn bao gồm:
Thứ nhất,
cần thiết lập một Mục tiêu cụ thể của
quốc gia – INDC, hướng dần tới NDC, là nơi hội tụ
của các chương trình ban đầu như: Chương trình
hành động giảm nhẹ khí nhà kính phù hợp với điều
kiện quốc gia NAMA, Chương trình về giảm phát
thải nhà kính Redd+, chiến lược tăng trưởng xanh,
kế hoạch hành động ứng ph biến đổi khí hậu.
Thứ hai,
xây dựng chính sách quốc gia (gồm
chiến lược, kế hoạch hành động, thông tư…) quy
định các mục tiêu giảm phát thải khí cho các ngành
và các công ty thử nghiệm.
Thứ ba,
lựa chọn danh mục các nhà máy và công
ty tiên phong, phân bổ trách nhiệm giảm phát thải.
Thứ tư,
hệ thống quản lý và cơ chế kiểm soát, áp
dụng chính sách dựa trên thị trường. Nhà nước chỉ
quản lý, điều tiết, không can thiệp quá sâu.
Thứ năm,
tiến hành các chương trình thử nghiệm,
c thể tại cấp vùng, cấp tỉnh trước. Đồng thời, ở cấp
quốc gia c thể hình thành chính sách thuế carbon
để tạo cơ sở định giá carbon dùng làm mức tham
chiếu cho thị trường.
Thứ sáu,
cho phép sáng tạo để thử nghiệm: đưa
ra hơn 1 giải pháp hiệu quả, áp dụng công nghệ
phần mềm và hệ thống quản lý tiên tiến cho sàn
giao dịch carbon tương tự sàn chứng khoán hoặc
sàn hàng h a cho các giao dịch tuân thủ quy định.
Thứ bảy,
tạo thị trường và đảm bảo khung
pháp lý cho các giao dịch tự nguyện ví dụ như
bù trừ carbon…
Nghiên cứu này được tài trợ bởi trường Đại học Ngoại thương và do nhóm nghiên
cứu “Thương mại quyền phát thải khí nhà kính” của nhà trường thực hiện.
Tài liệu tham khảo:
1. Dales, J. H., 1968. Pollution, Property and Prices. Toronto: University of
Toronto Press, 92-100;
2. Delbosc, A., & De Perthuis, C., 2012. Et si le changement climatique nous
aidait à sortir de la crise. Le Cavalier Bleu, Paris;
3. EPA, 2003. Tools of the Trade: A Guide to Designing and Operating a Cap and
Trade Program for Pollu-tion Control. Washington, DC. Online available at:
.
- Hoạt động giám sát và cơ chế thực thi:
Thị trường
mua bán quyền phát thải khí tạo ra tài sản mới và
c giá trị - quyền phát thải nhưng những tài sản này
chỉ c giá trị kinh tế vì dựa trên các quy định. Do
đ , để đảm bảo một thị trường hoạt động đáng tin
cậy, cơ quan quản lý cũng như các tổ chức cần đảm
bảo tính chính xác trong đo lượng phát thải thực tế,
trong việc kiểm tra và báo cáo (gọi tắt là hoạt động
MRV). Ngăn chặn bất kỳ hành vi gian lận là điều
quan trọng không chỉ cho hoạt động của thị trường,
mà còn để đảm bảo tính toàn vẹn môi trường.
- Các công cụ thị trường:
Mua bán quyền phát
thải khí nhà kính sẽ ra một thị trường vận hành với
cơ chế tương tự thị trường chứng khoán hiện nay.
Bên cạnh thị trường sơ cấp, nơi các đối tượng phát
thải mua quyền phát thải trực tiếp từ chính phủ
(thông qua đấu giá), thị trường thứ cấp là nơi mà
các đối tượng này c thể mua và bán quyền phát
thải cho nhau.
Chính phủ c nhiều cách để điều hành thị trường
sơ cấp như đấu giá, thuê bên ngoài để bán đấu giá
hoặc thuê các tổ chức tài chính bán quyền phát thải.
Chính phủ c thể hạn chế những người tham gia đấu
giá hoặc c thể quyết định sẽ bán bao nhiêu quyền
phát thải khí tại một cuộc đấu giá. Ở thị trường thứ
cấp, các sàn giao dịch c thể cung cấp các sản phẩm
liên quan đến mua bán quyền phát thải khí như bù
trừ hoặc các chứng khoán phái sinh… giống như các
mặt hàng khác.
Các chứng khoán phái sinh c thể giao dịch trên
thị trường mua bán quyền phát thải khí bao gồm: (i)
Hợp đồng kỳ hạn; (ii) Hợp đồng tương lai; (iii) Các
hợp đồng quyền chọn. Những đối tượng tham gia
thị trường c lý do chính đáng để sử dụng các công
cụ thị trường khác nhau.
Các yếu tố để xây dựng thị trường
mua bán quyền phát thải khí tại Việt Nam
Hoạt động kinh doanh phát thải khí nhà kính
là một giải pháp kinh tế quan trọng để giải quyết
vấn đề biến đổi khí hậu. Với thành công gần đây
của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và INDC
(Đ ng g p dự kiến do quốc gia tự quyết định) mà
Việt Nam cam kết, rõ ràng Việt Nam sẽ cần tham
gia tích cực vào các cơ chế giao dịch phát thải trong
những năm tới, cả trong nước và quốc tế.
Mặc dù, Việt Nam đã tham gia vào cơ chế phát
triển sạch (CDM) theo Nghị định thư Kyoto nhưng
một hệ thống thương mại giao dịch quyền phát thải
khí hiệu quả vẫn chưa c ở Việt Nam. Khi đặt trong
bối cảnh hiện tại của Việt Nam, đòi hỏi phải c kiến
thức chuyên sâu về biến đổi khí hậu và môi trường.
1...,22,23,24,25,26,27,28,29,30,31 33,34,35,36,37,38,39,40,41,42,...175
Powered by FlippingBook