TCTC (2018) ky 2 thang 2 (e-paper) - page 61

62
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
là kênh thông tin hết sức quan trọng c thể hỗ trợ
rất nhiều cho Kiểm toán Nhà nước trong hoạt động
kiểm toán.
Một kh khăn khác phải kể đến là nhận thức về
trách nhiệm xã hội của DN đối với cộng đồng chưa
cao. Theo Khái niệm trách nhiệm đối với xã hội của
DN được Milton Friendman nhà kinh tế học người
Mỹ đoạt giải thưởng Nobel kinh tế năm 1976 đưa ra
từ những năm 1970 thì “Trách nhiệm xã hội của DN
sẽ làm tăng lợi nhuận của họ”. Tuy nhiên, trên thực
tế hiện nay, nhân tố môi trường hầu như chưa được
tính đến trong các phương án sản xuất kinh doanh
của các DN.
Công tác đào tạo cán bộ c kiến thức và kinh
nghiệm về KTMT của Kiểm toán Nhà nước còn
hạn chế, do đ chưa xây dựng được một đội ngũ
kiểm toán viên môi trường chuyên nghiệp; chưa xây
dựng được một quy trình, phương pháp riêng đối
với hoạt động KTMT. Thực tế này cho thấy, việc giải
quyết những thách thức mà Kiểm toán Nhà nước sẽ
đối mặt trong quá trình thực hiện KTMT không chỉ
cần thời gian, sự nỗ lực và định hướng rõ ràng từ
Kiểm toán Nhà nước, mà còn cần sự hỗ trợ kỹ thuật
từ các tổ chức và các cơ quan kiểm toán quốc tế.
Định hướng phát triển kiểm toán môi trường
tại Việt Nam giai đoạn tới
Để vượt qua những thách thức n i trên, ngoài
những nỗ lực triển khai các hoạt động kiểm toán
hoạt động n i chung cũng như kiểm toán hoạt động
về môi trường n i riêng, trong Kế hoạch hành động
thực hiện Chiến lược phát triển Kiểm toán Nhà nước
đến năm 2020, Kiểm toán Nhà nước cũng đã đề ra
nhiều giải pháp để tăng cường hoạt động KTMT
thông qua một số hành động sau:
Kiểm toán Nhà nước đang tập trung xây dựng
và tăng cường năng lực KTMT, trong đ tiếp tục
chú trọng đào tạo đội ngũ kiểm toán viên KTMT
thông qua các hình thức mời chuyên gia nước ngoài
chia sẻ kinh nghiệm; cử cán bộ tham gia các kh a
học tại nước ngoài, tìm kiếm các dự án tài trợ cho
phát triển KTMT; phát triển đội ngũ cán bộ kiểm
toán viên KTMT đảm bảo đủ về số lượng, cơ cấu
chuyên môn và cơ cấu ngành hợp lý. Đồng thời, đẩy
mạnh việc xây dựng quy trình và phương pháp cho
kiểm toán hoạt động, trong đ c KTMT, xây dựng
Cẩm nang hướng dẫn nghiệp vụ kiểm toán trên cơ
sở luật pháp của Việt Nam nhưng c tham khảo các
chuẩn mực, hướng dẫn, cẩm nang của INTOSAI,
trong đ chú trọng việc đồng h a những chuẩn mực
của INTOSAI.
Kiểm toán Nhà nước cũng tập trung đề xuất, xây
dựng các văn bản pháp lý quy định rõ chức năng
KTMT của Kiểm toán Nhà nước; xây dựng và phát
triển các hướng dẫn, phương pháp KTMT theo
hướng tuân thủ Hệ thống chuẩn mực kiểm toán
quốc tế; tăng cường nhận thức và ý thức của các cơ
quan, đơn vị và xã hội về KTMT; phát triển tổ chức
bộ máy KTMT thuộc Kiểm toán Nhà nước; triển
khai và tăng cường các cuộc KTMT.
Các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước cần
hợp tác chặt chẽ trong việc triển khai KTMT, cụ
thể là xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý, văn
bản hướng dẫn KTMT trên cơ sở các hướng dẫn,
cẩm nang c sẵn của INTOSAI/ASOSAI; xây dựng
kế hoạch kiểm toán trung hạn (từ 2- 3 năm) và dài
hạn (từ 5- 7 năm); tăng cường công tác kiểm tra,
kiểm soát và đánh giá chất lượng các nội dung về
KTMT nhằm nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu
quả của KTMT.
Bên cạnh đ , cần phát triển tổ chức bộ máy,
nhân sự thực hiện kiểm toán hoạt động n i chung
và KTMT n i riêng; Phát triển cơ sở vật chất, thông
tin tuyên truyền và phát triển khoa học - công nghệ
thông tin phục vụ cho nội dung KTMT, đặc biệt chú
ý đến công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức
của cac cơ quan quản lý nhà nước và công chúng;
Tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế về kiểm
toán hoạt động...
Tài liệu tham khảo:
1. Phạm Đức Hiếu, Đặng Thị Hòa, 2017, KTMT của Anh Quốc và bài học kinh
nghiệm cho KTMT ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học kiểm toán;
2. Nguyễn Tuấn Trung, 2008, KTMT và những thách thức đặt ra đối với Kiểm
toán Nhà nước Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học kiểm toán, số 07,
tháng 04/2008, tr.19-23;
3. Phạm Đức Hiếu, 2008, KTMT: Một góc nhìn từ khía cạnh trách nhiệm xã
hội của tổ chức; Tạp chí Khoa học thương mại, số 24, tháng 06/2008, trang
33 – 37;
4. Centre for Environment and Business in Scotland (CEBIS), 1991, Guidance on
the Conduct of Environmental Audits.
hình: quy trình kiểm toán môi trường
Nguồn: Nghiên cứu tổng hợp của tác giả
1...,51,52,53,54,55,56,57,58,59,60 62,63,64,65,66,67,68,69,70,71,...175
Powered by FlippingBook