TCTC (2018) ky 2 thang 2 (e-paper) - page 76

TÀI CHÍNH -
Tháng 02/2018
77
cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức môi trường
luôn quan tâm đến việc phát triển kinh tế phải đi đôi
với BVMT. Nếu làm tốt việc BVMT thì c thể giúp
DN c được những ưu đãi từ các đối tượng này.
Với vai trò quan trọng trong quản lý, trong kế toán,
tài chính như vậy, nhưng KTMT n i chung và KTMT
trong các DN thủy điện n i riêng thực sự chưa được coi
trọng và phát triển như mong muốn của DN và các cơ
quan quản lý. Vì vậy, cần c những định hướng phát
triển thật bền vững để áp dụng KTMT tại Việt Nam.
Định hướng phát triển kế toán môi trường
cho các doanh nghiệp thủy điện
Việt Nam đã ban hành Luật Môi trường lần đầu
vào năm 1993 và Luật BVMT sửa đổi vào năm 2005
nhưng chưa ban hành chế độ kế toán c liên quan đến
việc tổ chức KTMT trong DN. Trong khi đ , KTMT
hiện đang phát triển và phổ biến ở nhiều quốc gia trên
thế giới nhưng vẫn còn mới mẻ ở Việt Nam. Tại Việt
Nam, nếu nghiên cứu và định hướng tốt cho việc áp
dụng KTMT, đặc biệt ứng dụng cho các DN thủy điện,
sẽ là công cụ hỗ trợ hữu hiệu trong công tác quản lý, sẽ
cung cấp thông tin hỗ trợ cho việc ra quyết định quản
trị nội bộ của nhà quản lý DN và thay đổi cái nhìn tích
cực về môi trường cho các dự án thủy điện hiện nay
đang vướng mắc. Định hướng phát triển KTMT cho
các DN n i chung và các DN thủy điện n i riêng, như:
Từ phía cơ quan chức năng
Hoàn chỉnh và đồng bộ hệ thống pháp luật về
môi trường và kế toán. Do chế độ hiện hành chưa
c các văn bản hướng dẫn DN trong việc b c tách và
theo dõi được chi phí môi trường trong chi phí sản
xuất kinh doanh; Chưa c các tài khoản cần thiết để
hạch toán các khoản chi phí môi trường cũng như
doanh thu hay thu nhập. Vì vậy, cơ quan chức năng
cần ban hành những chuẩn mực về KTMT, quy
định những thông tin môi trường trình bày trong
báo cáo cung cấp cho bên ngoài DN, nhằm đảm bảo
sự thống nhất quản lý về môi trường. Ngoài ra, cần
đưa ra các văn bản hướng dẫn, tiêu chuẩn, quy định
c liên quan đến môi trường và quản lý môi trường
chặt chẽ và rõ ràng hơn nhằm tạo nền tảng cơ sở
và hành lang pháp lý cho việc phát triển hạch toán
quản lý môi trường một cách rõ ràng và cụ thể hơn.
Yêu cầu lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
đối với các dự án thủy điện là quy định bắt buộc đối
với tất cả các dự án thủy điện, dù nhỏ hay lớn là một
trong những yếu tố quyết định dự án đ c được triển
khai hay không (bởi tình trạng DN “trốn’’ lập báo cáo
đánh giá tác động môi trường ngày càng phổ biến).
Các cơ quan liên quan, các tổ chức BVMT, các hiệp
hội nghề nghiệp phải c sự phối hợp chặt chẽ, nhằm
thay đổi và tăng cường mức độ nhận thức và hành
động của các tổ chức, các bên c liên quan đối với vấn
đề môi trường trong mỗi DN và toàn bộ nền kinh tế.
Đẩy mạnh xây dựng nền kinh tế xanh, phát triển
nền kinh tế nâng cao đời sống của con người và cải
thiện công bằng xã hội, đồng thời giảm đáng kể
những rủi ro môi trường. Theo đ , nền kinh tế xanh
phải c mức chất thải thấp, sử dụng hiệu quả tài
nguyên và hướng tới công bằng xã hội.
Từ phía doanh nghiệp
Khuyến khích các DN nghiên cứu ứng dụng nhằm
thống nhất sự phân định hoạt động môi trường, qua
đ phân loại chi phí môi trường, ghi nhận, đo lường,
hạch toán và quản lý các chi phí này một cách hợp lý.
Chủ động quản lý chi phí môi trường và đánh giá
tác động của từng dự án ảnh hưởng đến môi trường,
từ đ c những giải pháp hạn chế tối đa những tác
động xấu, ổn định sản xuất và cải thiện môi trường
của dự án. Việc áp dụng những biện pháp BVMT và
KTMT sẽ làm tăng chi phí nhưng điều này cũng giúp
DN thu được một số lợi ích như giảm chất thải, giảm
chi phí xử lý chất thải…
Nâng cao trách nhiệm BVMT của chủ đầu tư các
dự án thủy điện. Chủ đầu tư các dự án cũng cần
nâng cao tinh thần trách nhiệm, c ý thức BVMT
xung quanh vì sự phát triển bền vững của cuộc sống
- không đánh đổi môi trường lấy kinh tế, gây ảnh
hưởng người dân.
T m lại, vấn đề đặt ra bức thiết hiện nay là phải cân
đối hài hòa giữa mục tiêu năng lượng cho tương lai và
môi trường bền vững, sự an toàn của người dân, không
thể làm thủy điện bằngmọi giá. KTMT còn khá mới với
các DN Việt Nam nhưng áp dụng KTMT vào kế toán
Việt Nam, hay cụ thể là các DN thủy điện là rất cần
thiết. Khi áp dụng KTMT sẽ giúp các nhà quản lý nắm
bắt được những thông tin về môi trường, chi phí môi
trường giúp các nhà quản lý nắm rõ và đưa ra những
định hướng trong tương lai.
Tài liệu tham khảo:
1. PGS.,TS. Phạm Đức Hiếu, PGS.,TS. Nguyễn Thị Kim Thái, kế toán quản trị trong
DN, NXB Giáo dục, 2012;
2. Nguyễn Thị Thu Huyền, Đánh giá tổng thể ảnh hưởng đến môi trường từ các
hoạt động của các nhà máy thủy điện khu vực miền Trung -Tây Nguyên, đề
xuất giải pháp quản lý và BVMT, Viện Năng lượng, Bộ Công Thương, 2013;
3. Lê Anh Tuấn, Nguyễn Lê Nhân, KTMT và sự phát triển bền vững của DN,
Tạp chí Tài chính số kỳ 2, tháng 9/2016;
4. International Federation of Accountants, Environmental Management
Accounting, International Guidance Document, USA, 2005;
5. Environmental Accounting Guidlines 2005, Ministry of the Environment, Japan.
1...,66,67,68,69,70,71,72,73,74,75 77,78,79,80,81,82,83,84,85,86,...175
Powered by FlippingBook