TCTC (2018) ky 2 thang 2 (e-paper) - page 78

TÀI CHÍNH -
Tháng 02/2018
79
lao động trong DN, chịu ảnh hưởng lớn và tác động
trực tiếp từ môi trường làm việc mà còn là các đối
tượng bên ngoài DN như cơ quan chính phủ, các nhà
đầu tư, các cổ đông, khách hàng, nhà cung cấp, cộng
đồng dân cư xung quanh bị ô nhiễm và những đối
tượng quan tâm tới môi trường khác.
Nếu DN c thái độ và hành vi tốt với môi trường
thì đây là một thuận lợi rất lớn trong quá trình phát
triển của DN, nâng vị thế của DN đối với thị trường
trong nước và toàn cầu, giúp DN hoà nhập vào thị
trường quốc tế một cách dễ dàng hơn. Việc áp dụng
tốt KTMT vào DN sẽ làm hài lòng và củng cố lòng tin
với các bên c liên quan.
Yêu cầu vận dụng kế toán chi phí môi trường
KTMT còn khámới với các DNViệt Nam. Áp dụng
KTMT vào kế toán Việt Nam là rất cần thiết bởi hoạt
động sản xuất kinh doanh của các DN hiện nay c liên
quan tới những yếu tố môi trường xung quanh như
môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. KTMT c
vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững đối
với các DN n i riêng và nền kinh tế n i chung. Áp
dụng KTMT sẽ giúp các nhà quản lý nắm bắt được
những thông tin về môi trường, chi phí môi trường
giúp các nhà quản lý nắm rõ và đưa ra những định
hướng trong tương lai.
Với những ý nghĩa đ , yêu cầu đặt ra đối với việc
vận dụng kế toán chi phí môi trường như sau:
Thứ nhất,
để c thể vận dụng kế toán chi phí môi
trường hiệu quả thì trước hết các DN cần nắm rõ được
nội dung về kế toán chi phí môi trường. Về cơ bản, kế
toán chi phí môi trường bao gồm các công việc như:
Nhận dạng, xác định chi phí; Xác định đối tượng tập
hợp chi phí; Tập hợp chi phí môi trường theo các đối
tượng đã xác định; Tổng hợp và phân bổ chi phí cho
các đối tượng theo tiêu thức phân bổ thích hợp; Lập
dự toán, báo cáo chi phí môi trường; Phân tích, đánh
giá tình hình sử dụng chi phí môi trường.
Thứ hai,
DN cần nhận diện các chi phí môi trường
đúng, đầy đủ và chặt chẽ. Chi phí môi trường là các
chi phí gắn với thiệt hại môi trường và bảo vệ môi
trường của DN. Chi phí này bao gồm các chi phí để
ngăn ngừa, tiêu hủy, lập kế hoạch, kiểm soát, thay
đổi, hành động và khắc phục những thiệt hại c thể
xảy ra ở DN, ảnh hưởng tới chính phủ và mọi người.
Như vậy, DN cần hiểu rằng chi phí môi trường
không chỉ là những chi phí cho việc bảo vệ môi
trường thông qua việc tái chế, xử lý chất thải, mà
còn là những khoản chi phí như chi phí vật liệu
của chất thải, chi phí liên quan đến những nỗ lực
hạn chế sử dụng tài nguyên, ngăn ngừa ô nhiễm.
C thể n i, chi phí môi trường bao gồm các khoản
chi cho việc bảo vệ môi trường của DN để ngăn
ngừa, giảm thiểu và kiểm soát chặt chẽ tình trạng
ô nhiễm môi trường.
Thứ ba,
DN phải c sự tham khảo các chuyên gia
trong ngành nhằm nghiên cứu phát triển công nghệ
sản xuất sạch, giảm bớt chi phí. Đây là định hướng
mang tầm nhìn chiến lược lâu dài, giúp các DN tính
toán giảm thiểu chi phí và bảo vệ môi trường một
cách bền vững.
Vận dụng kế toán chi phí môi trường
trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng
Nội dung kế toán chi phí môi trường
Hiện nay, tại hầu hết các DN sản xuất xi măng, kế
toán chi phí môi trường thông thường thực hiện các
nhiệm vụ như: Nhận diện chi phí; xác định đối tượng
tập hợp chi phí; tập hợp chi phí môi trường; phân
bổ chi phí cho các đối tượng chịu chi phí và lập dự
toán, báo cáo chi phí môi trường. Như vậy, nội dung
kế toán chi phí môi trường được thể hiện tại các DN
sản xuất xi măng tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, một
nhiệm vụ quan trọng mà kế toán chi phí môi trường
cần phải cung cấp đ là thông tin phân tích, đánh
giá về tình hình sử dụng chi phí môi trường tại DN,
nhằm giúp cho nhà quản trị thấy được hiệu quả sử
dụng chi phí môi trường thì hầu như tại các DN này
lại không c . Do đ , các DN sản xuất xi măng khi vận
dụng kế toán chi phí môi trường cần thực hiện cả việc
đánh giá tình hình sử dụng chi phí môi trường hàng
năm, đồng thời lập báo cáo đánh giá cho các nhà quản
trị của DN.
Nhận diện, phân loại chi phí môi trường
Chỉ tính riêng chất thải chính trong quá trình sản
xuất xi măng đã rất đa dạng, bao gồm: Chất thải rắn
(kim loại nặng, vật liệu lạ, đất đá, rác sinh hoạt, vỏ bao
hỏng, xi măng bị đ ng rắn, tro, xỉ than, đá vôi, giấy
phế thải); nước thải; chất độc hại trong nước thải; bụi
tổng hợp; khí thải. Do đ , việc nhận diện, phân loại
chi phí môi trường trong các DN sản xuất xi măng
không hề đơn giản. Tại các DN sản xuất xi măng hiện
Nhận thấy được tầm quan trọng của kế toán chi
phí môi trường nên nhiều doanh nghiệp sản
xuất xi măng đã thực hiện áp dụng kế toán chi
phí môi trường. Tuy nhiên, trong quá trình thực
hiện kế toán chi phí môi trường còn bộc lộ nhiều
hạn chế như: chưa nhận diện chi phí môi trường
đầy đủ, tập hợp, phân bổ chi phí chưa phù hợp,
chưa tiến hành lập dự toán một cách chi tiết…
1...,68,69,70,71,72,73,74,75,76,77 79,80,81,82,83,84,85,86,87,88,...175
Powered by FlippingBook