TCTC (2018) ky 2 thang 2 (e-paper) - page 9

10
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
Giải pháp đảm bảo an ninh kinh tế
trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam
Để đảm bảo an ninh kinh tế trong quá trình phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN giai
đoạn hiện nay ở Việt Nam cần thực hiện tốt một số
nhiệm vụ sau:
Thứ nhất,
tăng cường đấu tranh phản biện các
luận điệu sai trái của các thế lực thù địch phá hoại
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt Nam.
Trước âm mưu diễn biến hòa bình, phá hoại
định hướng XHCN trong nền kinh tế thị trường
của các thế lực thù địch, Bộ Chính trị đã ban hành
Chỉ thị số 12-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế
trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định
hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế” đã đưa
ra những gợi ý quan trọng nhằm tăng cường công
tác đảm bảo an ninh kinh tế trong nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Theo đ , để
giữ vững tính định hướng XHCN trong nền kinh
tế, cần đảm bảo vai trò lãnh đạo trực tiếp, tuyệt
đối của Đảng đối với công tác công an n i riêng,
và sự nghiệp đảm bảo an ninh kinh tế n i chung.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đấu tranh
phản tuyên truyền các thế lực thù địch lợi dụng
mạng xã hội tuyên truyền, xuyên tạc về kinh tế thị
trường của Việt Nam. Tăng cường các hoạt động
tuyên truyền, bổ sung phổ biến những nội dung
liên quan đến quan điểm của Đảng, Nhà nước về
kinh tế thị trường định hướng XHCN đến quần
chúng nhân dân thông qua các kênh khác nhau...
Thứ hai,
kiểm soát hiệu quả dòng vốn nước ngoài,
kiểm soát nợ công, nợ nước ngoài quốc gia.
Việt Nam cần nâng cao năng lực hệ thống tài chính
trong nước, bao gồm hệ thống ngân hàng, chứng
khoán, bảo hiểmđể c đủ sức “đề kháng” trước những
cú sốc trong hệ thống tài chính quốc tế. Nâng cao hiệu
quả các cơ quan giám sát tài chính bao gồm Uỷ ban
Giám sát tài chính quốc gia, Ngân hàng Nhà nước, Bộ
Tài chính, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước nhằm đối
ph với tình huống dòng vốn đảo chiều đột ngột và
hướng dòng vốn vào các ngành c hiệu quả và kiểm
soát dòng vốn vào các ngành c tính đầu cơ cao như
bất động sản, chứng khoán.
Việt Nam cần c những biện pháp quyết liệt
nhằm siết chặt quản lý đầu tư công, chi tiêu công
hướng tới các mục tiêu: (i) Nâng cao hiệu quả các
dự án đầu tư phát triển; (ii) Kiểm soát mua sắm
công; (iii) Tiếp tục đẩy mạnh cổ phần h a doanh
nghiệp nhà nước và Chính phủ không bảo lãnh vốn
vay cho các dự án thương mại của doanh nghiệp
nhà nước; (iv) Tinh giản bộ máy nhà nước nhằm
thống pháp luật về kinh tế và quản lý kinh tế, một
số cán bộ thoái h a, biến chất, một số đối tượng tội
phạm đã lợi dụng để tham nhũng, tiêu cực, trục lợi
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển lành
mạnh của nền kinh tế.
Tình trạng tham ô, tham nhũng, lãng phí, thiếu
trách nhiệm trong quản lý kinh tế vẫn tiếp tục xảy
ra và gây ra những hậu quả lớn về mặt kinh tế. Đặc
biệt, khu vực kinh tế 100% vốn nhà nước hoặc do
Nhà nước nắm cổ phần chi phối… c chất lượng,
hiệu quả sử dụng vốn thấp, thất thoát từ các vụ án
kinh tế rất lớn, kh c khả năng thu hồi.
Tham nhũng, lãng phí làm mất niềm tin của nhà
đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài đối với
nền kinh tế Việt Nam và đối với chính quyền. Từ đ ,
xuất hiện các nguy cơ đối với nền kinh tế, dẫn đến
các hệ hụy khác trong xã hội, đe dọa đến an ninh và
lợi ích quốc gia.
Thứ tư,
các nguy cơ về ô nhiễm môi trường, bất
ổn xã hội trong quá trình phát triển kinh tế, xây
dựng các khu công nghiệp.
Một trong những định hướng quan trọng của nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là
phát triển nhanh gắn với phát triển bền vững, nghĩa
là phải đảm bảo 3 trụ cột của phát triển bền vững
vừa đảm bảo lợi nhuận, vừa đảm bảo an sinh xã hội
và bảo vệ môi trường. Đây là sự đấu tranh giữa các
mặt đối lập để tạo sự cân bằng trong quá trình phát
triển. Trong thời gian qua, nhiều địa phương do tập
trung vào tăng trưởng kinh tế, thu hút càng nhiều
các doanh nghiệp càng tốt để làm gia tăng giá trị
cho địa phương dẫn đến phát sinh những vấn đề về
môi trường, bất ổn xã hội, gây tác động ảnh hưởng
đến an ninh trật tự n i chung và an ninh kinh tế n i
riêng. Các biểu hiện cạn kiệt tài nguyên, biến đổi khí
hậu, ô nhiễm môi trường không khí và môi trường
biển đang đe dọa đến sự bền vững của tài nguyên,
môi trường sống cũng như quá trình phát triển của
Việt Nam. Điều này không chỉ đe dọa đến an ninh
kinh tế, an ninh môi trường mà còn là những vấn đề
trực tiếp đến an ninh quốc gia, bất ổn xã hội. Đây là
một nhân tố đe dọa đến tính bền vững của an ninh
kinh tế trong giai đoạn hiện nay.
Trong thời gian qua, nhiều địa phương do tập
trung vào tăng trưởng kinh tế, tăng cường thu
hút nhiều doanh nghiệp để làm gia tăng giá trị
cho địa phương đã dẫn đến phát sinh những
vấn đề về môi trường, bất ổn xã hội, gây tác
động ảnh hưởng đến an ninh trật tự nói chung
và an ninh kinh tế nói riêng.
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16,17,18,19,...175
Powered by FlippingBook