K2 T3 - page 3

1
Khẳng định vị trí, vai trò
trong hệ thống tài chính quốc gia
Báo cáo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị KimNgân
về kết quả thực hiện chiến lược phát triển Kho bạc
Nhà nước (KBNN) giai đoạn 2011-2016, Tổng Giám
đốc KBNN Nguyễn Hồng Hà cho biết: Trong 5 năm
qua, hệ thống KBNN đã có bước phát triển vượt bậc
theo hướng cải cách và hiện đại hóa trên tất cả các
lĩnh vực hoạt động; Tiếp tục khẳng định được vị
trí, vai trò quan trọng của mình trong hệ thống tài
chính quốc gia thông qua việc tập trung nhanh, đầy
đủ nguồn thu cho ngân sách nhà nước (NSNN), đáp
ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của Chính phủ, thực
hiện các chính sách xã hội và đảm bảo an ninh, quốc
phòng... cụ thể:
Thứ nhất,
KBNN đã thực hiện tốt vai trò quản
lý quỹ NSNN, tập trung nhanh nguồn thu NSNN
(số thu tăng dần qua các năm, năm 2011 đạt hơn
800 nghìn tỷ đồng, đến năm 2016 đạt hơn 1.095 tỷ
đồng), quản lý kiểm soát chi NSNN chặt chẽ (trong
giai đoạn 2011-2016, đã thực hiện kiểm soát chi trên
5.500.000 tỷ đồng, phát hiện trên 280.000 khoản chi
của đơn vị sử dụng NSNN chưa chấp hành đúng
thủ tục, chế độ quy định, số thực từ chối thanh toán
là 926 tỷ đồng). Trong những năm gần đây, KBNN
còn thực hiện tốt việc phát hành trái phiếu chính
phủ (TPCP), bình quân gần 190.000 tỷ đồng/năm,
đảm bảo bù đắp thâm hụt ngân sách và cho đầu tư
phát triển…
Thứ hai,
KBNN đã đảm bảo quản lý, điều hòa
ngân quỹ trong phạm vi cả nước, đảm bảo thanh
toán chi trả tại tất cả các đơn vị KBNN, sử dụng vốn
nhàn rỗi hiệu quả để tạm ứng cho ngân sách trung
ương và ngân sách địa phương, đáp ứng nhu cầu
chi trong khi nguồn ngân sách còn khó khăn.
Thứ ba,
KBNN đã thực hiện tốt nhiệm vụ huy
động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển. Với
mức độ phát hành TPCP bình quân gần 190 nghìn
tỷ đồng/năm, đảm bảo bù đắp thâm hụt ngân sách
và cho đầu tư phát triển. Bên cạnh đó, KBNN cũng
đã thực hiện các giải pháp tái cơ cấu nợ trong nước;
phát hành trái phiếu theo lô lớn để tăng tính thanh
khoản của trái phiếu, đa dạng hóa kỳ hạn trái phiếu,
cơ cấu lại các khoản vay của Bảo hiểm xã hội, kéo
dài kỳ hạn danh mục nợ Chính phủ và giảm số
lượng mã trái phiếu nhỏ, lẻ trên thị trường.
Quy mô huy động vốn năm 2016 tăng gấp
3,5 lần so với năm 2011, tốc độ tăng trưởng bình
quân huy động vốn cả nước giai đoạn 2011-2016
khoảng 40%/năm; Kỳ hạn còn lại trung bình của
cả danh mục TPCP được nâng dần từ dưới 2 năm
vào cuối năm 2011 lên đến 5,98 năm vào cuối năm
2016. Lãi suất bình quân các năm 2012-2016 giảm
dần, từ 9,8%/năm vào năm 2012 xuống đến 6,49%/
năm vào năm 2016. Với mức lãi suất này, nếu vay
khối lượng và kỳ hạn trái phiếu của năm 2016, so
với năm 2015 đã tiết kiệm cho NSNN khoảng 870
tỷ đồng; so với năm 2011 tiết kiệm trên 18.000 tỷ
đồng; Tỷ trọng sở hữu TPCP của khối Bảo hiểm xã
hội đạt mức 43%, tỷ lệ sở hữu của khối ngân hàng
thương mại từ mức 80% giảm xuống mức 55,7%
vào cuối năm 2016, góp phần ổn định, bền vững cơ
sở nhà đầu tư TPCP.
Thứ tư,
hiện đại hóa công nghệ thanh toán thông
qua việc triển khai thanh toán điện tử trong nội bộ
hệ thống KBNN và với các hệ thống ngân hàng. Từ
đó, góp phần thực hiện cải cách thủ tục hành chính.
Kho bạc Nhà nước -
“tay hòm chìa khóa” của nền tài chính quốc gia
Đánh giá cao những nỗ lực của ngành Tài chính
nói chung và của hệ thống KBNN nói riêng, Chủ
tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân ghi nhận:
Khobạc Nhànước luônđảmbảohoạt động
antoàn, hiệuquảvà phát triểnvững chắc
“Hệ thống Kho bạc Nhà nước đã có những đóng góp rất lớn cùng ngành Tài chính trong việc hoàn thành
nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước, tổ chức quản lý và kiểm soát chi tiêu ngân sách nhà nước, đảm bảo chặt
chẽ, tiết kiệm chống lãng phí, tham nhũng, giữ vững được kỷ luật, kỷ cương trong công tác quản lý tài
chính, ngân sách”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc với Kho
bạc Nhà nước sáng ngày 3/3/2017.
CHUYÊN MỤC KHO BẠC NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...122
Powered by FlippingBook