TCTC (2018) ky 2 thang 3 (e-paper) - page 104

TÀI CHÍNH -
Tháng 03/2018
105
trên địa bàn. Đồng thời, cần xây dựng định hướng
Chiến lược phát triển DNNVV trong từng thời kỳ,
gắn chặt với quy hoạt tổng thể và kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, của từng ngành, lĩnh
vực và từng vùng kinh tế.
Hai là,
cần tiếp tục tăng khả năng hấp thụ vốn
của DNNVV thông qua hỗ trợ các DNNVV tháo gỡ
các khó khăn như chính sách kích cầu giải quyết
hàng tồn kho của DN, hỗ trợ DNNVV đổi mới
công nghệ, thực hiện xúc tiến thương mại, nghiên
cứu thị trường, quảng bá sản phẩm, tập trung giải
quyết các yếu tố về điều kiện cơ sở hạ tầng nhằm
tạo thuận lợi cho các dự án của DNNVV sớm đi
vào hoạt động, tiếp tục cải thiện môi trường kinh
doanh, tạo ra sự chuyển biến về chất trong công
tác cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, tăng cường và nâng cao
hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh
vực đầu tư, kinh doanh nhằm thu hút ngày càng
nhiều các nhà đầu tư vào tỉnh Phú Thọ.
Cần tiếp tục phát triển hạ tầng các khu công
nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề đã có, hình
thành thêm các khu, cụm công nghiệp mới tại
huyện Hạ Hòa, Lâm Thao, Phù Ninh và thị xã
Phú Thọ để giải quyết việc làm cho lực lượng lao
động lớn của Tỉnh; Tập trung làm tốt công tác quy
hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng các khu, cụm công
nghiệp, làng nghề truyền thống, tạo quỹ đất cho
các DNNVV có mặt bằng sản xuất kinh doanh;
Đầu tư xây dựng các công trình xử lý chất thải,
bảo vệ môi trường, nhất là khu công nghiệp Thụy
Vân, Phú Hà, Trung Hà, cụm công nghiệp Đồng
Lạng, Bạch Hạc....
Ba là,
cần thành lập Quỹ Bảo lãnh tín dụng
cho các DNNVV giúp các DNNVV tiếp cận vốn
vay ngân hàng, khơi thông dòng chảy vốn trong
điều kiện tài sản thế chấp không đủ. Đồng thời,
giữa các chủ thể cần có cơ chế chia sẻ, trao đổi
thông tin để Quỹ Bảo lãnh có thể tiếp cận thông
tin của các khoản vay có bảo lãnh, cũng là một
cách để giám sát khoản vay, mở rộng mạng lưới
thông tin này ra các kênh khác như cơ quan thuế,
Ngân hàng Nhà nước Tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Hiệp hội DN… nhằm giảm rủi ro trong hoạt
động bảo lãnh. Tỉnh Phú Thọ cũng cần nghiên
cứu bài học kinh nghiệm từ các Quỹ Bảo lãnh tín
dụng cho DNNVV ở các địa phương khác, bởi
trong thời gian qua các Quỹ Bảo lãnh tín dụng
cho các DNNVV ở các địa phương đa phần hoạt
động chưa hiệu quả, còn cầm chừng, chưa phát
huy được sứ mệnh khi thành lập.
Bốn là,
cần có cơ chế phối hợp, hợp tác chặt chẽ
giữa ngân hàng thương mại với Ngân hàng Nhà
nước Tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan thuế và
các Hiệp hội DN… trong việc tìm kiếm, giới thiệu các
DNNVV có năng lực tài chính tốt để ngân hàng xem
xét cấp tín dụng. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh
tỉnh Phú Thọ tiếp tục tổ chức và phát huy các kết
quả đã đạt được của chương trình kết nối DN - ngân
hàng, huy động hơn nữa việc tham gia của các chi
nhánh ngân hàng, các DN trên địa bàn. Đồng thời,
tuyên truyền sâu rộng đến tất cả các DNNVV để
các DN nắm được thông tin về chương trình. Ngân
hàng Nhà nước Tỉnh nên tổ chức chương trình kết
nối DN - ngân hàng định kỳ hàng quý để giải quyết
kịp thời nhu cầu vốn của DNNVV.
Năm là,
tăng cường công tác tuyên truyền, phổ
biến các chính sách hỗ trợ DNNVV rộng rãi trên các
phương tiện thông tin đại chúng để các DN biết và
phát huy quyền lợi của mình; Định kỳ tổ chức đối
thoại giữa lãnh đạo địa phương, các sở, ban, ngành
với đại diện các DNNVV, Hiệp hội DN nhằm lắng
nghe ý kiến phản ánh của các DN, xử lý kịp thời
những khó khăn vướng mắc trong quá trình kinh
doanh của DN.
Tài liệu tham khảo:
1. Quốc hội (2017), Luật Hỗ trợ DNNVV số 04/2017/QH14;
2. Chính phủ (2016), Nghị quyết số 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển DN đến
năm 2020, ban hành ngày 16/05/2015;
3. Văn phòng Chính phủ (2017), Báo cáo tổng hợp công tác chỉ đạo điều hình
của Chính phủ, Thủ trướng Chính phủ về hỗ trợ và phát triển DN (Tài liệu
phục vụ Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với DN), ban hành ngày 16/05/2017.
4. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Phú Thọ (2017), Báo cáo tình hình cho
vay của các tổ chức tín dụng đối với DNNVV trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai
đoạn 2013 – 2017;
5. Tỉnh ủy Phú Thọ (2017), Nghị quyết số 25-NQ/TU về phát triển DN trên địa
bàn tỉnh đến năm 2020, ban hành ngày 03/05/2017;
6. TS. Nguyễn Thị Hiền (2018), Hỗ trợ DNNVV tiếp cận hiệu quả nguồn vốn tín
dụng ngân hàng, Doanh nhân Việt Nam.
Nguồn vốn tín dụng có hỗ trợ, bảo lãnh
của Nhà nước
Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước
Nguồn vốn hợp pháp từ các tổ chức, cá
nhân trong nước và nước ngoài.
Nguồn vốn hỗ trợ từ miễn, giảm thuế,
phí, lệ phí, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất
và các khoản khác phải nộp ngân sách
nhà nước theo quy định của pháp luật
Nguồn vốn hỗ trợ
DNNVV
Hình 1: nguồn vốn hỗ trợ dnNVV
Nguồn: Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa (Luật số 04/2017/QH14)
1...,94,95,96,97,98,99,100,101,102,103 105,106,107,108,109,110,111,112,113,114,...121
Powered by FlippingBook