TCTC (2018) ky 2 thang 3 (e-paper) - page 13

14
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
một hệ thống thu NSNN bền vững, hiệu quả.
Thứ tư,
tình trạng nợ đọng thuế, trốn thuế vẫn
diễn ra phức tạp ảnh hưởng không nhỏ đến tính
bền vững của nguồn thu thuế. Báo cáo của Tổng
cục Thuế cho thấy, tổng số tiền thuế nợ của 63 Cục
Thuế tính đến thời điểm 31/1/2018 là hơn 75.000 tỷ
đồng. Trong đó, tiền thuế nợ đến 90 ngày và trên
90 ngày là gần 28.000 tỷ đồng; khoản phạt vi phạm
hành chính và tiền chậm nộp thuế là hơn 16.000 tỷ
đồng; nợ không có khả năng thu (của người nộp
thuế chết, mất tích…) là hơn 31.000 tỷ đồng.
Trong khi đó, theo tính toán của Bộ Tài chính,
đến ngày 31/12/2017, tổng số nợ tiền thuế, tiền
chậm nộp, tiền phạt lên đến 78.619 tỷ đồng. Trong
đó, số nợ thuế các loại do ngành thuế quản lý là
73.145 tỷ đồng; nợ thuế do ngành hải quan quản lý
là 5.474 tỷ đồng. Các khoản nợ thuế không thể thu
hồi được phát sinh do nguyên nhân khách quan lên
đến 35.347 tỷ đồng, bằng 44,9% tổng nợ thuế, tiền
chậm nộp, tiền phạt.Trong khi đó, kết quả xử lý
nợ thuế đạt rất thấp đối với những trường hợp nợ
không có khả năng thu. Giai đoạn 2007-2017, tổng
số tiền thuế, tiền phạt chậm nộp mà ngành thuế
xóa nợ là 1.122 tỷ đồng, chiếm 3,3% số nợ không
có khả năng thu hồi.
Năm 2018, toàn ngành Thuế phấn đấu tổng số
tiền thuế nợ tại thời điểm 31/12/2018 không vượt
quá 5% so với số thực hiện thu trong năm 2018. Đặc
biệt, số tiền thuế nợ tại thời điểm 31/12/2018 giảm
tuyệt đối so với thời điểm 31/12/2017. Bên cạnh đó,
các địa phương tập trung giải quyết dứt điểm các
khoản tiền thuế đang chờ điều chỉnh, các khoản
nợ chờ xử lý còn tồn đọng tại thời điểm 31/12/2017
trước ngày 31/3/2018.
Để thực hiện được mục tiêu trên ngay từ đầu
năm 2018, Tổng cục Thuế đã triển khai quyết liệt
các giải pháp với mục tiêu tạo chuyển biến rõ nét,
thực chất trong công tác quản lý nợ và cưỡng chế
nợ thuế, góp phần tăng thu cho NSNN. Tuy nhiên,
mới đặt ra mục tiêu tới năm 2020, nguồn thu nội
địa chiếm khoảng 80% tổng thu NSNN, trong đó
nguồn thu từ thuế chiếm khoảng 21-22% GDP. Bên
cạnh đó, theo báo cáo của E&Y, thuế gián thu tại các
quốc gia OECD và châu Âu chiếm 50-60% tổng thu
NSNN. Tại Trung Quốc, tỷ lệ này tăng gần gấp đôi,
từ 33% (năm 2004) lên trên 60% (năm 2016). Hiện
nay, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và
thực hiện nhiều cam kết quốc tế, theo đó, rất nhiều
dòng thuế sẽ giảm về mức 0%. Như vậy, nguồn từ
thuế trực thu sẽ có xu hướng giảm. Trong bối cảnh
thuế trực thu, thuế xuất nhập khẩu giảm, việc phải
điều chỉnh cơ cấu thu, chuyển từ giảm thuế trực thu
sang tăng dần thuế gián thu như thuế GTGT là tất
yếu. Ngoài ra, theo ông Sebastian Eckardt -Kinh tế
trưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, mức thuế
GTGT chuẩn hiện của Việt Nam vẫn đang thấp ở
mức đáy so với khu vực; Thuế liên quan đến tài sản
vẫn thấp; Thuế thu nhập doanh nghiệp cũng ở mức
rất cạnh tranh so với khu vực, tuy nhiên cơ sở tính
thuế lại đang bị thu hẹp do các chính sách ưu đãi…
Thứ ba,
nguồn thu nội địa còn khiêm tốn và chịu
ảnh hưởng nhiều từ tác động của nền kinh tế thế
giới. Trong giai đoạn 2016-2020, theo nhận định của
Bộ Tài chính, nhiệm vụ thu NSNN vẫn còn tiềm ẩn
nhiều khó khăn, thách thức với những biến động
phức tạp, thiên tai, quá trình toàn cầu hóa, nền kinh
tế số... Cùng với đó, Việt Nam là một quốc gia có
số thu từ thuế liên quan đến hoạt động xuất nhập
khẩu chiếm tỷ trọng cao trong tổng thuế và phí, nên
việc cắt giảm thuế nhập khẩu ảnh hưởng trực tiếp
đến nguồn thu của NSNN. Việt Nam hiện nay là
quốc gia phụ thuộc khá nhiều vào xuất khẩu. Do
đó, trong trường hợp xuất khẩu khó khăn do các thị
trường nước ngoài thì cũng sẽ ảnh hưởng đến thu
ngân sách và dự trữ ngoại hối. Hoặc giá dầu cao có
thể giúp cho NSNN thu vượt dự toán như năm 2012
(đạt 166% dự toán), song cũng sẽ làm cho NSNN
gặp khó khăn như hiện nay (năm 2015 ước chỉ đạt
65% dự toán thu từ dầu thô)…
Bên cạnh đó, viễn cảnh thu NSNN ngày càng khó
khăn và có nguy cơ suy giảm cũng đã được các nhà
quản lý, chuyên gia kinh tế cảnh báo khi Việt Nam
đã và đang ký kết hàng loạt các Hiệp định Thương
mại tự do (FTA) trong đó mới nhất là Hiệp định Đối
tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.
Đặc biệt, trong giai đoạn 2015-2018, phần lớn các
hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết sẽ
bước vào giai đoạn cắt giảm và xóa bỏ thuế quan
sâu. Rõ ràng, nguy cơ sụt giảm nguồn thu không
còn là viễn cảnh xa vời, đặt ra yêu cầu cần nghiên
cứu, triển khai các giải pháp cụ thể để hướng tới
Hình 1: tốc độ tăng thu ngân sách một số loại thuế
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Bộ Tài chính, Vũ Sỹ Cường (2017)
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16,17,18,19,20,21,22,23,...121
Powered by FlippingBook