TCTC (2018) ky 2 thang 3 (e-paper) - page 15

16
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
có liên quan. Tiếp theo, lựa chọn phương pháp, mô
hình dự báo thu hợp lý cho từng giai đoạn.
Ngoài ra, cần cập nhật đầy đủ kịp thời, chính xác
báo cáo tài chính năm vào ứng dụng quản lý thuế
để phục vụ công tác đánh giá, phân tích rủi ro và dự
báo nguồn thu. Tổng cục Thuế nên tổ chức một bộ
phận chuyên biệt cho dự báo từng sắc thuế. Các cơ
quan thuế cũng có thể nghiên cứu và học tập kinh
nghiệm công tác dự báo của các quốc gia có công tác
dự báo thuế tốt.
Thứ năm,
đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông
tin trong quản lý thuế. Theo đó, các dự án hiện đại
hóa quản lý thuế cần có lộ trình và mục tiêu cụ
thể về số tăng thu cho NSNN mà dự án sẽ mang
lại. Ngoài việc triển khai nộp thuế và hoàn thuế
điện tử, cơ quan Thuế cần xem xét đổi mới công
nghệ trong hợp tác thu thập và chia sẻ thông tin
với các cơ quan bên ngoài. Đồng thời, tranh thủ
sự giúp đỡ về tài chính và chia sẻ kinh nghiệm
của các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới,
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế. Đẩy mạnh
việc triển khai nộp thuế điện tử bao gồm nộp qua
Cổng thông tin điện tử của cơ quan Thuế và các
kênh điện tử do các ngân hàng thương mại cung
cấp; Tiếp tục phối hợp với các đơn vị chức năng
có liên quan để thực hiện thu lệ phí trước bạ ô tô,
xe máy, thu thuế TNCN đối với chuyển nhượng
bất động sản bằng phương thức điện tử; triển khai
thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử…
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Tài chính (2017), Báo cáo đánh giá tinh hinh thực hiện nhiệm vụ tài
chính - NSNN năm 2017, triển khai nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2018;
2. Tổng cục Thuế (2017), Báo cáo chuyên đề Công tác quản lý thu và chống
thất thu NSNN;
3. PGS., TS. Phạm Hồng Chương, TS. Nguyễn Thị Thùy Dương (2017), Nâng cao
tính bền vững nguồn thu từ thuế: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt
Nam, Tạp chí Tài chính số tháng 11/2017;
4. PGS., TS. Vũ Sỹ Cường (2017), Huy động nguồn thu NSNN ở Việt Nam theo
hướng bền vững, Tạp chí Tài chính số tháng 10/2017;
5. Tô Hà (2018), Xóa 26.500 tỷ đồng nợ thuế: Tránh bị trục lợi!, Người
Lao động;
6. Shukla, G. P., Phạm Minh Đức, Engelschalk, M. và Lê Minh Tuấn (2011),
Cải cách thuế ở Việt Nam hướng tới một hệ thống hiệu quả và công bằng
hơn, Ban quản lý kinh tế và xóa đói giảm nghèo khu vực châu Á - Thái Bình
Dương, Ngân hàng Thế giới;
7. Allen Schicck (2005), Sustainable budget policy: Concept and approaches,
OECD Journal on budget, Volume 5, No1.ISSN 1608-7143;
8. Kuo, C. Y. (2000), ‘Estimation of Tax Revenue and Tax Capacity’, (No. 2000-
08), JDI Executive Programs;
9. Một số website: mof.gov.vn, gdt.gov.vn, tapchithue.com.vn,
thoibaotaichinhvietnam.vn, tapchitaichinh.vn…
theo dõi, quản lý thuế. Quản lý chặt chẽ công tác
kiểm tra, giám sát kê khai thuế, tập trung kiểm tra
các tờ khai có sự mâu thuẫn, những lĩnh vực kinh
doanh có dấu hiệu kê khai không đủ thuế…
Kịp thời rà soát tình hình tạm nộp thuế TNDN
và lợi nhuận hàng quý, để đôn đốc các DN nộp
sát số thuế TNDN theo kết quả sản xuất kinh
doanh hàng quý. Thực hiện ấn định thuế đối với
người nộp thuế vi phạm pháp luật về thuế theo
đúng quy định của Luật Quản lý thuế, góp phần
tăng thu cho NSNN. Ngoài ra, cơ quan Thuế các
cấp cũng tăng cường công tác quản lý hoàn thuế,
kiểm soát chặt chẽ số chi hoàn thuế GTGT, đảm
bảo việc hoàn thuế đúng đối tượng, theo đúng
chính sách pháp luật của Nhà nước. Ngoài ra,
thực hiện phân tích thông tin về hoàn thuế, khai
thuế để lựa chọn những đối tượng có dấu hiệu
rủi ro trong hoàn thuế để bổ sung vào kế hoạch
kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế. Phối hợp chặt
chẽ với các lực lượng chức năng kịp thời phát
hiện, xử lý nghiêm đối với các hành vi gian lận,
lợi dụng chính sách hoàn thuế GTGT, kiên quyết
xử lý, thu hồi đầy đủ số tiền hoàn thuế bị gian
lận vào NSNN.
Thứ ba,
cần tiếp tục cân nhắc tăng tỷ lệ động viên
từ các sắc thuế gián thu, thuế tiêu thụ để lành mạnh
hoá và bền vững ngân sách; Tiếp tục hoàn thiện
chính sách thuế trực thu bảo đảm công bằng, hiệu
quả, hiệu lực, đơn giản, minh bạch và xu hướng là
giảm dần loại thuế này để kích thích đầu tư, hỗ trợ
tăng trưởng cho DN. Bên cạnh đó, rà soát giảm dần
các chính sách ưu đãi thuế không còn hợp lý, chú ý
tính phù hợp với các cam kết cần thực hiện trong bối
cảnh Việt Nam tham gia và hội nhập sâu với kinh
tế thế giới.
Thứ tư,
cần hoàn thiện công tác dự báo thu thuế.
Trước mắt, cần củng cố hoàn thiện cơ sở dữ liệu
theo hướng tập trung, đa dạng. Đây có thể coi là
công việc đầu tiên và quan trọng nhất khi triển khai
dự báo thu thuế. Dữ liệu về thuế có thể thu thập
từ tờ khai thuế hoặc qua điều tra khảo sát. Dữ liệu
này được kết nối điện tử trong toàn bộ hệ thống cơ
quan thuế và có thể dễ dàng truy cập từ các cơ quan
Tính bình quân, nguồn thu từ thuế tại các quốc
gia OECD chiếm khoảng 34,3% GDP (tăng từ
24,8% GDP năm 1965). Trong khi đó, Việt Nam
mới đặt ramục tiêu tới năm2020, nguồn thu nội
địa chiếm khoảng 80% tổng thu NSNN, nguồn
thu từ thuế chiếm khoảng 21-22%GDP.
1...,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14 16,17,18,19,20,21,22,23,24,25,...121
Powered by FlippingBook