TCTC (2018) ky 2 thang 3 (e-paper) - page 47

48
TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Trung Quốc đầy rủi ro nhưng trong dài hạn có tính
khả quan hơn do có nền tảng kinh tế chiếm ưu thế.
Boopen và các cộng sự (2007) đã đo lường mối quan
hệ giữa hệ thống ngân hàng, TTCK và tăng trưởng
kinh tế ở các nước đang phát triển. Các nghiên cứu
của Levine và Zervos (1996); Seetanah và cộng sự
(2007) cũng có những kết luận tương tự.
Lạm phát chính là sự biểu hiện tăng lên của mức
giá cả chung trong nền kinh tế và là một trong những
nguyên nhân khiến chi phí tăng. Leeb và Conraf
(1996) nhận định, lạm phát tăng cao luôn là kẻ thù
của thị trường cổ phiếu. Kết quả này phù hợp với
bằng chứng nghiên cứu thực nghiệm của Gan, Lee và
Zhang (1996); Jiranyakul (2009). Xét về mối quan hệ
giữa lạm phát, sự phát triển thị trường tài chính và
tăng trưởng kinh tế, các nhà kinh tế đều tán thành tỷ
lệ lạm phát cao sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng
kinh tế (Barro 1991; Fisher 1993; De Gregorio 1992).
Tỷ giá là giá trị của đồng tiền nước này so với
nước khác. Tỷ giá được xem như là một công cụ
điều hành chính sách thành công của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam (NHNN) trong suốt thời gian
qua với thông điệp điều hành linh hoạt nhưng điều
chỉnh ổn định để góp phần kiểm soát lạm phát,
khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, đồng
thời tăng được dự trữ ngoại hối. Vẫn có nhiều ý kiến
trái chiều về mối quan hệ giữa tỷ giá và ngành Tài
chính. Đối với TTCK, Gan và cộng sự (2006), Narayan
(2010) và Solnick (1987) cho thấy, mối quan hệ giữa
tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán là đồng biến.
Nhưng Ajayi và Mougoue (1996) lại nhận định, tỷ
giá hối đoái giảm lại tác động nghịch cả trong ngắn
hạn với dài hạn. Mặt khác, kết quả nghiên cứu của
Abdalla và Munrinde (1997) cho thấy, có sự thay
đổi giá chứng khoán ở Ấn Độ, Pakistan, Hàn Quốc.
Dựa trên các biến nghiên cứu, mô hình kiểm định
được xây dựng là: βit = α0 + α1 MSit + α2Growthit
+ α3 INFit + α4 EXRit + ui + εi
Trong đó: βi (beta): Rủi ro hệ thống.
i: Biến của các phần tử chéo thứ i.
rộng với nền kinh tế thế giới. Để đưa ra được đánh
giá và giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro hệ thống thì
phương pháp xây dựng chỉ báo nhận diện loại rủi ro
được cho là phù hợp nhất với hiện nay.
Mô hình nghiên cứu
Khung lý thuyết được xây dựng dựa trên cách
tiếp cận, có thể được biểu diễn qua mô hình nghiên
cứu sau:
Biến phụ thuộc:
Hệ số β là hệ số đo lường rủi ro
hệ thống của một tài sản, nó thể hiện mức độ rủi
ro của tài sản đó so với mức độ rủi ro của toàn thị
trường. Bằng cách ước lượng hồi quy lợi nhuận của
chỉ số chứng khoán và lợi nhuận cổ phiếu trong một
khoảng thời gian chúng ta sẽ tính ra được hệ số β.
Theo đó, khi định giá các tổ chức tài chính hay giá
cổ phiếu được niêm yết trên TTCK, ta có thể xác
định hệ số β bằng việc sử dụng thông tin lịch sử giá
cổ phiếu trên TTCK.
Biến độc lập:
Dựa trên lựa chọn của môi trường
Việt Nam, các biến cung tiền, tốc độ tăng trưởng kinh
tế, lạm phát và tỷ giá được lựa chọn để nghiên cứu
biến độc lập. Cung tiền là lượng tiền được ngân hàng
trung ương cung ứng nhằm thỏa mãn các nhu cầu
thanh toán và dự trữ của các chủ thể trong nền kinh
tế. Friedman và Schawartz (1963) đã giải thích rằng,
cung tiền tăng làm tăng thanh khoản và tín dụng cho
nhà đầu tư cổ phiếu dẫn đến giá trên TTCK cao hơn.
Hay như Jiranyakul (2009), Sellin (2001) cũng nhận
định, một cú sốc cung tiền tích cực sẽ dẫn đến sự tăng
trưởng và phát triển ổn định hơn cho TTCK.
Tăng trưởng kinh tế là vấn đề rất đáng được quan
tâm vì đây là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh
tế. Theo Paul Athony Samuelson, tăng trưởng kinh
tế là sự mở rộng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hay
sản lượng tiềm năng của một nước. Nói cách khác,
tăng trưởng diễn ra khi đường giới hạn khả năng
sản xuất (PPF) của một nước dịch chuyển ra phía
ngoài. Trong khi đó, Hendrik Van Den Berg cho
rằng, tăng trưởng kinh tế là tăng phúc lợi cả con
người. Nhìn chung, các khái niệm đều thống nhất,
tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô sản
lượng của nền kinh tế một thời kỳ nhất định.
Liu và Keshab (2008) cho rằng, TTCK về bản chất
chịu ảnh hưởng chênh lệch thời gian, giá chứng
khoán dễ thay đổi, do đó cần xác định tính đồng
liên kết giữa chỉ số TTCK và biến vĩ mô. Nghiên cứu
này kết luận các biến yếu tố sản xuất công nghiệp,
nguồn cung tiền có mối quan hệ cùng chiều với giá
cổ phiếu, lạm phát, lãi suất và giá trị tiền tệ thì ảnh
hưởng ngược chiều đến giá cổ phiếu. Đồng thời,
nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trong ngắn hạn TTCK
Hình 1: Mô hình rủi ro hệ thống
Nguồn: Tác giả tổng hợp
1...,37,38,39,40,41,42,43,44,45,46 48,49,50,51,52,53,54,55,56,57,...121
Powered by FlippingBook