TCTC (2018) ky 2 thang 3 (e-paper) - page 55

56
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
phân công một phó tổng giám đốc là người trực
tiếp chỉ đạo hoạt động KTNB. Đơn cử cho mô
hình này là bộ phận KTNB được tổ chức tại tập
đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, hay Tập
đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.
Theo mô hình này, bộ phận KTNB tại các tập đoàn
thường chịu sự điều hành của Phó Tổng giám đốc
phụ trách mảng tài chính, kế toán và kiểm toán.
Điều này đã phần nào làm giảm đi tính độc lập
của bộ phận KTNB.
Thứ hai,
bộ phận KTNB được tổ chức thành một
tổ kiểm toán nằm trong ban kiểm soát. KTNB được
xây dựng dưới sự chỉ đạo của ban kiểm soát là mô
hình được áp dụng phổ biến trong các định chế tài
chính, khi các DN này chịu sự chi phối của Luật
Các tổ chức tín dụng. Đại diện cho mô hình này
là mô hình tổ chức bộ phận KTNB Tập đoàn Tài
chính Bảo hiểm Việt Nam. KTNB tổ chức theo mô
hình này đảm bảo được tính độc lập của việc thực
hiện các chức năng của KTNB. Theo mô hình này,
tổ KTNB thực hiện kiểm toán theo quyết định của
Ủy Ban kiểm toán. Ủy ban kiểm toán chỉ có chức
năng chỉ đạo mà không trực tiếp tham gia các công
việc kiểm toán. Trên cơ sở đó, tổ KTNB sẽ báo cáo
công việc thực hiện trước hết là cho ủy ban kiểm
toán, tổng giám đốc và các đơn vị được kiểm toán.
Mô hình tổ chức này đảm bảo được tính độc lập
và quyền lực trong công tác KTNB. Tuy nhiên Ủy
ban kiểm toán lại hoạt động định kỳ theo lịch của
HĐQT nên điều này có thể dẫn đến việc chậm trễ
trong điều hành hoạt động KTNB theo yêu cầu
quản lý của DN.
Thứ ba
, bộ phận KTNB được tổ chức thành một tổ
KTNB nằm trong bộ phận kế toán của công ty mẹ.
Thực tế mô hình này không được áp dụng phổ biến
trong các DN Việt Nam hiện nay. Đại diện cho mô
hình này là mô hình tổ chức bộ phận KTNB của Tập
đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Theo mô hình
này, tổ KTNB thực hiện kiểm toán theo quyết định
của Tổng giám đốc. Tổ KTNB sẽ báo cáo công việc
thực hiện trước hết cho ban kiểm soát và tổng giám
đốc. Theo cách thức tổ chức này, DN đã sắp xếp
nhân sự theo cách thức kiêm nhiệm: Phó ban Kiểm
soát hoặc Phó ban tài chính kế toán có thể kiêm chức
Trưởng bộ phận KTNB.
Hình thức tổ chức bộ máy kế toán nội bộ
Trên cơ sở các mô hình tổ chức trên, hình thức tổ
chức bộ máy KTNB cũng được lựa chọn tùy thuộc
vào đặc trưng của từng DN và phù hợp với hình
thức tổ chức bộ máy hoạt động chung. Bộ máy
KTNB trong các DN Việt Nam được xây dựng theo
được hiểu là một hoạt động độc lập có chức năng,
kiểm tra, đánh giá, xác nhận và tư vấn nhằm trợ
giúp cho nhà quản lý, cải thiện các hoạt động của
một tổ chức bằng hệ thống phương pháp kỹ thuật
kiểm toán.
Theo các nguyên tắc quản trị DN của Tổ chức
Hợp tác và Phát triển Kinh tế, hội đồng quản trị chịu
trách nhiệm định hướng và giám sát việc DN có một
hệ thống quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ hiệu
quả. Việc định hướng và giám sát được thực hiện
thông qua các ủy ban chức năng thuộc hội đồng
quản trị.
Theo thông lệ quốc tế, KTNB là một chức năng
trực thuộc ủy ban kiểm toán. Đây là một ủy ban
giám sát của hội đồng quản trị, gồm các thành viên
chuyên trách của HĐQT. Theo mô hình quản trị của
Viện Kiểm toán viên nội bộ Hoa Kỳ, Ủy ban Kiểm
toán là cơ quan phê duyệt điều lệ của KTNB, phê
duyệt việc bổ nhiệm và miễn nhiệm trưởng KTNB,
phê duyệt kế hoạch kiểm toán hàng năm, cùng với
trưởng KTNB rà soát ngân sách KTNB, kế hoạch
nhân sự, các hoạt động cũng như mô hình tổ chức
của KTNB.
Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ
trong các doanh nghiệp Việt Nam
Mô hình kiểm toán nội bộ
Kiểm toán xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1991
nhưng đến năm 1997, cơ sở pháp lý liên quan
tới tổ chức KTNB mới được ban hành. Việc hình
thành KTNB ở Việt Nam chủ yếu là ở các tổng
công ty nhà nước được thành lập theo Quyết định
số 90/QĐ-TTg hoặc Quyết định số 91/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ. Các tổ chức này, do
xu hướng phát triển về quy mô cũng như sự đa
dạng về lĩnh vực kinh doanh, nảy sinh nhu cầu
thành lập bộ phận KTNB. Bộ phận KTNB được
tổ chức trong các tổng công ty hay trong các tập
đoàn kinh tế cũng được tổ chức theo nhiều mô
hình khác nhau, tùy thuộc vào quan điểm và
nhận thức của nhà quản lý đơn vị. Tuy nhiên,
về cơ bản đều được tổ chức tuân thủ theo những
nguyên tắc chung trong xây dựng bộ máy KTNB,
đồng thời đã thể hiện được một số đặc trưng
riêng. Một số mô hình tổ chức bộ phận KTNB
thực tế tại các DN Việt nam hiện nay:
Thứ nhất,
mô hình KTNB được tổ chức thành
một phòng, ban chức năng riêng biệt trực thuộc
tổng giám đốc. Tổng giám đốc thực hiện phân
công người phụ trách công việc kiểm toán. Trong
đó, xu hướng chủ yếu của các công ty hiện này là
1...,45,46,47,48,49,50,51,52,53,54 56,57,58,59,60,61,62,63,64,65,...121
Powered by FlippingBook