TCTC (2018) ky 2 thang 3 (e-paper) - page 57

58
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
hoạt động của KTNB trong tổ chức, bao gồm cả
chức năng báo cáo, quyền tiếp cận tài liệu, con
người và các tài sản của DN, đồng thời đưa ra các
phạm vi kiểm toán” (HM Treasury, 2011, tr.12).
Tùy thuộc vào mỗi một tổ chức, Điều lệ KTNB sẽ
khác nhau nhưng phải bao gồm mục đích, quyền
hạn, trách nhiệm của hoạt động KTNB. Điều lệ
KTNB cũng đòi hỏi phải bao gồm được các thông
tin về nhiệm vụ công việc giữa chủ nhiệm kiểm
toán với các kiểm toán viên nội bộ, phải xác định
được những đòi hỏi về tính đảm bảo và chức
năng tư vấn của KTNB cũng như trình độ, kỹ
năng kiểm toán. Điều lệ kiểm toán cũng phải quy
định về đạo đức kiểm toán và các Chuẩn mực
KTNB cần phải tuân theo.
Thứ hai
, DN cần tích cực tham gia các hội
thảo, hội nghị về lĩnh vực kế toán - kiểm toán nói
chung và KTNB nói riêng; Tích cực đóng góp ý
kiến, thảo luận về các vấn đề có liên quan đến
KTNB nói chung và tổ chức bộ máy KTNB nói
riêng nhằm góp phần vào quá trình phát triển
hoạt động KTNB trong DN.
Thứ ba,
DN cần thực hiện tuyển dụng và đào tạo
KTV nội bộ đạt chất lượng, đáp ứng yêu cầu kiểm
toán trong điều kiện phát triển công nghệ thông tin
cũng như tính phức tạp của các giao dịch kinh tế
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Hoạt động KTNB tại Việt Nam đang trong giai
đoạn mới phát triển, hệ thống quản lý chưa đồng
bộ, chất lượng hoạt động còn thấp chưa tương xứng
với yêu cầu. Do vậy, hoàn thiện tổ chức bộ máy
KTNB là vấn đề cần được quan tâm một cách thích
đáng trong giai đoạn hiện nay.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Tài chính Việt Nam (2016), Dự Thảo Nghị định Kiểm toán nội bộ;
2. Bộ Tài chính (1997), Quyết định số 832TC/QĐ/CĐKT ngày 28/10/1997 ban
hành Quy chế KTNB;
3. Vũ Thùy Linh (2014), Hoàn thiện quá trình và tổ chức bộ máy KTNB trong
các Ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học
viện Tài chính, Hà Nội;
4. Chính phủ (2016), Nghị định số 25/2016/NĐ-CP về Điều lệ tổ chức và hoạt
động của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam;
5. Victor Z. Brink và Herbert Witt (dịch GS.TS Nguyễn Đình Hương và các cộng
sự (2000)), KTNB hiện đại, NXB Tài chính, Hà Nội;
6. Nguyễn Thị Hồng Thúy (2010), Tổ chức KTNB trong các tập đoàn kinh tế của
Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân;
7. Griffiths (2015), “An Introduction to Risk Based Internal Auditing”, download
từ
/ ngày 20/4/2015;
8. HM Treasury (2011), HM Treasury Annual Report and Accounts 2010-11,
download từ
attachment_data/file/221559/annual_report_accounts140711.pdf
này có tổng cộng 90 đơn vị thành viên (bảng 1).
Lựa chọn hình thức tập trung trong tổ chức bộ
máy KTNB ở DN này được cho là khó có thể đáp
ứng tốt nhu cầu quản lý.
Bảng 1: Số đơn vị thành viên Tập đoàn Bưu chính
Viễn thông Việt Nam năm 2016
Đơn vị trực
thuộc
Công ty
con sở hữu
100%
Công ty
con sở hữu
<100%
Công ty
liên kết
Tổng số
đơn vị
thành viên
71
2
5
12
90
Nguồn: Điều lệ hoạt động Tập đoàn Bưu chính Viễn thông 2016
Một số đề xuất, kiến nghị
Thực tiễn về tổ chức bộ máy KTNB trong DN
Việt Nam cho thấy, cần có các giải pháp tích cực từ
phía các cơ quan quản lý nhà nước cũng như bản
thân DN trong quá trình hoàn thiện tổ chức bộ máy
KTNB trong DN Việt Nam, cụ thể là:
Về phía Nhà nước
Một là,
hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về
KTNB. Hệ thống văn bản pháp lý về KTNB cần quy
định một cách rõ ràng, xác định vị trí tổ chức cho bộ
máy KTNB trong các DN. Các văn bản về KTNB do
Bộ Tài chính ban hành cần phải làm tăng tính hiệu
lực trong thực thi. Thay vì những quy định mang
tính định hướng, gợi mở hay là hành lang pháp lý
chung cho loại hình KTNB trong DN, những quy
định này cần hướng dẫn cụ thể tổ chức KTNB trong
DN. Hiện nay, Dự thảo Nghị định KTNB đã có
những quy định mới khá chặt chẽ về KTNB như:
Xác định rõ một số loại hình DN bắt buộc phải có
KTNB, trách nhiệm báo cáo của người đứng đầu
bộ phận này. Tuy nhiên, vẫn chưa có những hướng
dẫn cụ thể nhằm hướng hoạt động KTNB theo một
khuôn mẫu nhất định.
Hai là,
hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy KTNB.
Cần ban hành các mô hình mẫu về tổ chức KTNB
trong DN. Mô hình tổ chức bộ máy KTNB có thể
thay đổi theo hướng hoàn thiện hơn về tính độc lập
của bộ phận này bằng mô hình trực thuộc lãnh đạo
cao nhất trong DN, đảm bảo thực hiện tốt các chức
năng của bộ phận KTNB.
Về phía doanh nghiệp
Thứ nhất,
khi tổ chức KTNB trong các đơn
vị cần bắt đầu từ việc xây dựng Điều lệ KTNB.
“Điều lệ KTNB là một bản tài liệu chính thức
trong đó quy định về mục đích, quyền lợi, trách
nhiệm của KTNB. Điều lệ KTNB thiết lập vị trí
1...,47,48,49,50,51,52,53,54,55,56 58,59,60,61,62,63,64,65,66,67,...121
Powered by FlippingBook