TCTC (2018) ky 2 thang 3 (e-paper) - page 59

60
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
dựng kế hoạch kinh doanh một cách khoa học và
hiệu quả nhất.
Quy trình kiểm toán khoản mục
tài sản cố định trong kiểm toán
Quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định
trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty
kiểm toán có thể nhìn nhận thông qua 03 giai đoạn
cụ thể sau:
Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán
Về phần mềm kiểm toán:
Trong bối cảnh khoa học
công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ, việc ứng
dụng máy móc vào trong công việc, trong đời sống
hàng ngày sẽ giúp con người giảm thiểu chi phí, thời
gian và nâng cao năng suất, chất lượng cho công
việc. Lĩnh vực kiểm toán cũng không ngoại lệ. Trên
thế giới, việc các công ty kiểm toán ứng dụng tin
học vào quy trình kiểm toán ngày càng phổ biến. Ở
Việt Nam, tuy đã bắt nhịp ứng dụng tin học vào quy
trình kiểm toán, song trừ 4 công ty lớn trong nhóm
Big 4 (E&Y, Deloitte, KPMG và PWC), các công ty
kiểm toán còn lại là chưa xây dựng được cho mình
một phần mềm, tạo bản sắc riêng biệt.
Khảo sát thực thế cho thấy, hiện nay công viêc
kiêm toan tai các công ty kiểm toán độc lập chủ yếu
đươc thưc hiên bằng thu công, không co sư hô trơ
cua phân mêm kiêm toan chuyên dung. Điều này,
khiến cho viêc thưc hiên kiêm toan mât nhiêu thơi
gian, dễ xay ra sai sot. Viêc lưu trư thông tin vê
khach hang cung như hồ sơ lam viêc cua kiểm toán
viên chi thưc hiên trên giây tơ không thuân tiên cho
công tac soat xet, tra cưu, bô sung thông tin đông
thơi dê gây thât lac.
Về đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ:
Việc đánh giá
hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty khách hàng
để đưa ra kết luận về tính hiệu quả của hệ thống
kiểm soát nội bộ là một công việc rất quan trọng hỗ
trợ hữu hiệu cho quá trình đánh giá rủi ro kiểm soát,
gắn với từng khoản mục, chu trình. Những thông
tin thu thập được về khách hàng không chỉ giúp
kiểm toán viên đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát
mà còn có thể giúp kiểm toán viên nhận diện sơ bộ
những rủi ro bao trùm khả năng ảnh hưởng đến
toàn bộ cuộc kiểm toán và các rủi ro được nhận diện
đối với từng khoản mục, chu trình cụ thể. Công việc
này thường được các trưởng nhóm hoặc chủ nhiệm
kiểm toán thực hiện, vì điều này đòi hỏi khả năng
xét đoán chuyên môn cao và am hiểu về khách hàng.
Trên cơ sở các kết quả, trưởng nhóm kiểm toán rút
ra được những vấn đề cần lưu ý và hình thành nên
kế hoạch kiểm toán chi tiết phù hợp với từng khách
hàng. Tuy nhiên, việc tìm hiểu và thu thập thông tin
cơ sở, thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách thể
kiểm toán thường được tiến hành ở mức độ sơ lược,
chủ yếu thông qua phỏng vấn, quan sát và thu thập
tài liệu từ nội bộ công ty. Việc đánh giá hệ thống
kiểm soát nội bộ đối với khoản mục tài sản cố định
thường được thực hiện thông qua việc phỏng vấn
hay sử dụng bảng hỏi. Điều này tiết kiệm được thời
gian kiểm toán nhưng chất lượng không cao và đôi
khi không phù hợp.
Về xác lập mức trọng yếu:
Đây là công việc cuối
cùng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tổng
quát do các trưởng nhóm kiểm toán thực hiện, giám
đốc kiểm toán là người soát xét cuối cùng. Các chỉ
tiêu thường được sử dụng trong việc xác định mức
trọng yếu là lợi nhuận kế toán trước thuế, doanh thu
hay tổng tài sản. Tùy từng cuộc kiểm toán, kiểm toán
viên sẽ lựa chọn những chỉ tiêu tương ứng để xác
định mức trọng yếu cho phù hợp. Tuy nhiên, việc
xác lập mức trọng yếu thường được dựa trên kinh
nghiệm, hay phán đoán chủ quan của kiểm toán viên,
điều này đôi khi dẫn đến tình trạng sẽ có kết quả về
mức trọng yếu khác nhau giữa các kiểm toán viên,
ảnh hưởng tới việc đưa ra kết luận kiểm toán.
Về lập kế hoạch kiểm toán chi tiết cho khoản mục tài
sản cố định:
Thống kê hiện có 06 sai sót tiềm tàng
luôn được xác định là có khả năng xảy ra trong
bất kỳ một cuộc kiểm toán. Đó là các sai sót tiềm
tàng liên quan đến các giao dịch (tính đầy đủ, tính
hiện hữu, tính ghi chép, tính đúng kỳ) và các sai
sót liên quan đến việc lập báo cáo tài chính (tính
đúng giá, tính trình bày). Việc lập kế hoạch kiểm
toán chi tiết luôn được gắn liền với mục đích phát
hiện ra các sai sót tiềm tàng trên. Cụ thể, với chu
trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định, việc
kiểm tra tính đúng giá và tính trình bày của các
nghiệp vụ liên quan đến tài sản cố định, đảm bảo
cho việc ghi nhận được tính toán một cách chính
xác, không bị nhầm lẫn. Hay kiểm tra tính hiện
hữu và tính đầy đủ đối với tài sản cố định để đảm
bảo rằng tài sản cố định thực tế và tài sản cố định
ghi nhận trên sổ sách của đơn vị không có bất kỳ
sự khác biệt nào. Thông thường, tài sản cố định có
xu hướng ghi nhận nhiều hơn so với thực tế, tính
hiện hữu của khoản mục tài sản cố định có khả
năng bị ảnh hưởng cao. Do vậy, kiểm toán viên sẽ
tập trung các thủ tục vào việc kiểm tra tính hiện
hữu của tài sản cố định.
Nhìn chung kế hoạch kiểm toán chi tiết cho khoản
mục tài sản cố định của các công ty kiểm toán được
đánh giá là phù hợp với các mục tiêu kiểm toán. Khi
thực hiện kiểm toán, các kiểm toán viên sẽ linh hoạt
1...,49,50,51,52,53,54,55,56,57,58 60,61,62,63,64,65,66,67,68,69,...121
Powered by FlippingBook