TCTC (2018) ky 2 thang 3 (e-paper) - page 61

62
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
cho những chênh lệch ở bộ phận kế toán thay vì
ở một bộ phận khác, nắm rõ vấn đề hơn và khách
quan hơn bộ phận kế toán. Sau khi được giải thích,
kiểm toán viên lại không có động tác kiểm chứng
lại những giải thích đó mà xem như chênh lệch đã
được giải thích một cách thoả đáng.
Giai đoạn kết thúc kiểm toán
Sau khi cuộc kiểm toán kết thúc trưởng nhóm kiểm
toán, chủ nhiệmkiểm toán và các cấp lãnh đạo của công
ty kiểm toán sẽ tiến hành tổng hợp các kết quả, đánh
giá lại sai sót, lập và phát hành báo cáo kiểm toán, đồng
thời soát xét và đánh giá lại chất lượng của cuộc kiểm
toán đã thực hiện. Việc soát xét các giấy tờ làm việc của
các kiểm toán viên cần được thực hiện một chặt chẽ. Cơ
chế kiểm soát chất lượng của các công ty kiểm toán cần
được xây dựng dựa theo Chuẩn mực kiểm toán Việt
Nam số 220 – Kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán.
Đây chính là một trong số những nhân tố đảm bảo cho
thành công của cuộc kiểm toán.
Một số đề xuất, kiến nghị
Trên cơ sở phân tích về quy trình kiểm toán
khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo
tài chính tại các công ty kiểm toán, bài viết đề xuất
một vài khuyến nghị nhằm góp phần hoàn thiện
quy trình kiểm toán báo cáo tài chính nói chung và
kiểm toán khoản mục tài sản cố định nói riêng tại
các công ty kiểm toán trong thời gian tới như sau:
Thứ nhất,
kiểm toán viên nên áp dụng kết hợp các
phương pháp trong kiểm tra hệ thống kiểm soát nội
bộ như điều tra, phỏng vấn, thực hiện lại, kiểm tra
từ đầu đến cuối, kiểm tra ngược lại theo thời gian.
Việc làm này tuy mất thời gian và chi phí nhưng nếu
sau khi thực hiện, kiểm toán viên đánh giá hệ thống
kiểm soát nội bộ của khách hàng là đáng tin cậy và
xác định rủi ro kiểm soát ở mức thấp hơn, khi đó
quy mô số mẫu được lựa chọn để thực hiện các thử
nghiệm cơ bản sẽ giảm, điều này đồng nghĩa với
việc giảm chi phí kiểm toán.
Kiểm toán viên có thể sử dụng một trong 3
phương pháp trên hoặc kết hợp cả 3 phương pháp
mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ tùy theo đặc điểm
của khách thể kiểm toán, quy mô và điều kiện cuộc
kiểm toán. Đó là, bảng tường thuật, bảng câu hỏi
và lưu đồ. Việc sử dụng lưu đồ sẽ giúp kiểm toán
viên thấy được mối quan hệ giữa các bộ phận, dễ
dàng phát hiện được hạn chế của hệ thống kiểm
soát nội bộ và đánh giá khả năng xảy ra gian lận
do có thông đồng giữa các bộ phận. Tuy nhiên,
việc xây dựng lưu đồ thường tốn kém nhiều chi
phí và mất nhiều thời gian hơn so với bảng tường
thuật hay bảng hỏi. Đối với hệ thống kiểm soát nội
bộ của một số khoản mục trọng yếu như khoản
mục tài sản cố định thì các công ty kiểm toán nên
xem xét xây dựng mô tả bằng lưu đồ để thuận tiện
trong việc phân tích, đánh giá.
Thứ hai,
tăng cường mối quan hệ giữa thủ tục
phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết. Bản thân thủ
tục phân tích dựa trên hệ thống kiểm soát nội bộ của
khách hàng tốt chỉ có tác dụng khoanh vùng rủi ro
cho kiểm toán viên. Kiểm toán viên chỉ nên sử dụng
thủ tục phân tích một mình đối với các khoản mục
không trọng yếu và có rủi ro thấp mà không nên áp
dụng với một khoản mục trọng yếu như khoản mục
tài sản cố định. Thậm chí, thủ tục phân tích khó có
thể phát hiện những sai sót có giá trị nhỏ hoặc giá
trị lớn nhưng vận động ngược chiều, bù trừ nhau,
do đó, kết hợp triệt để thủ tục phân tích với kiểm tra
chi tiết là vô cùng cần thiết.
Thứ ba,
khi kết thúc kiểm toán, ban lãnh đạo của
công ty nên chú trọng việc soát xét giấy tờ làm việc
của kiểm toán viên, ký duyệt đầy đủ các giấy tờ đã
được soát xét để đảm bảo đúng thủ tục. Đồng thời,
cần xem xét, đánh giá quá trình làm việc của kiểm
toán viên, đưa ra nhận xét để kiểm toán viên rút
kinh nghiệm và hoàn thiện trong các cuộc kiểm toán
tiếp theo. Mặc dù các công việc kiểm toán phần lớn
được thực hiện trên Excel nhưng song song với việc
lưu trữ bản mềm trên máy tính, các công ty kiểm
toán nên thực hiện lưu trữ hồ sơ theo bản cứng một
cách đầy đủ và kịp thời nhằm đảm bảo chất lượng
cũng như số lượng cho hồ sơ kiểm toán…
Tài liệu tham khảo:
1. GS., TS. Nguyễn Quang Quynh & PGS., TS. Ngô Trí Tuệ (đồng chủ biên),
(2015), “Giáo trình Kiểm toán tài chính”, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân;
2. TS. Nguyễn Viết Lợi & ThS. Đậu Ngọc Châu, (2009), “Giáo trình Lý thuyết
kiểm toán”, NXB Tài chính;
3. “Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam”, thuvienphapluat.vn.
4. Kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính/
kiem-toan-bao-cao-tai-chinh/244b2d3e;
5. HệthốngchuẩnmựckếtoánViệtNam,http://ktkt.uel.edu.vn/ArticleId/015f616a-
d95c-4520-b532-720d3aa2d976/chuan-muc-kiem-toan-so-510.
Các khoản đầu tư cho tài sản cố định vô hình
như quyền sử dụng đất, giá trị bằng phát minh
sáng chế, chi phí nghiên cứu khoa học thường
có nhiều sai sót, gian lận và rất khó tập hợp chi
phí cũng như đánh giá chính xác giá trị. Vì thế,
khoản mục tài sản cố định thường được quan
tâm đến trong các cuộc kiểm toán.
1...,51,52,53,54,55,56,57,58,59,60 62,63,64,65,66,67,68,69,70,71,...121
Powered by FlippingBook