TCTC (2018) ky 2 thang 3 (e-paper) - page 68

TÀI CHÍNH -
Tháng 03/2018
69
Nâng cao chất lượng nhật ký kiểm toán viên.
Trong bước “Lập và gửi báo cáo kiểm toán” cần
lưu ý thêm các điểm sau: (i) Hoàn thiện về kết cấu,
nội dung báo cáo kiểm toán; (ii) Cải cách các thủ tục
xét duyệt báo cáo và phân biệt rõ chức năng, nhiệm
vụ của các đơn vị thẩm định báo cáo kiểm toán; (iii)
Hoàn thiện việc công khai kết quả kiểm toán ngân
sách quận, huyện theo hướng công khai toàn bộ đến
từng đơn vị được kiểm toán chi tiết và đảm bảo tính
kịp thời của thông tin.
Trong bước “Kiểm tra việc thực hiện kết luận,
kiến nghị kiểm toán” cần lưu ý: (i) Xây dựng tiêu
chí lựa chọn đối tượng kiểm tra tình hình thực hiện
kiến nghị kiểm toán; (ii) Đổi mới cách thức kiểm tra,
không chỉ kiểm tra sau khi kết thúc cuộc kiểm toán
mà còn kiểm tra ngay trong quá trình thực hiện kiểm
toán, nhất là việc điều chỉnh số liệu kiểm toán nhằm
bảo đảm hiệu lực của kiến nghị kiểm toán và là cơ sở
đáng tin cậy cho HĐND phê chuẩn quyết toán ngân
sách quận, huyện; (iii) KTNN cần phối hợp chặt chẽ
với cơ quan quản lý của đơn vị được kiểm toán, với
HĐND trong việc theo dõi thực hiện kết luận và kiến
nghị kiểm toán, cung cấp thông tin về vấn đề không
thực hiện kiến nghị kiểm toán. Đối với các khoản
thu nộp NSNN, KTNN phối hợp với các cơ quan Tài
chính, KBNN, Thuế, Hải quan để theo dõi việc kiểm
tra kiến nghị; (iv) Tổ chức công khai các đơn vị không
thực hiện nghiêm túc kiến nghị kiểm toán trên các
phương tiện thông tin đại chúng; (v) Tổ chức rút kinh
nghiệm sau khi có kết quả kiểm tra việc thực hiện kết
luận và kiến nghị kiểm toán.
Thứ hai,
hoàn thiện tổ chức kiểm soát chất lượng
các cuộc kiểm toán ngân sách quận, huyện: Hoạt
động thẩm tra, thanh tra, kiểm soát kiểm toán của
KTNN, do các Vụ tham mưu thực hiện là: Vụ Tổng
hợp, Vụ Pháp chế và Vụ Chế độ và Kiểm soát chất
lượng. Việc phân định lại nhiệm vụ của các Vụ này
được hoàn thiện theo hướng: (i) Vụ Tổng hợp chỉ
thực hiện việc thẩm định đối với kế hoạch (chung)
kiểm toán, báo cáo (tổng hợp) kiểm toán NSĐP để
giúp Tổng KTNN phê chuẩn kế hoạch và báo cáo.
Việc phê duyệt kế hoạch và báo cáo kiểm toán đối
với ngân sách quận, huyện phân cấp cho Kiểm toán
trưởng KTNN khu vực thực hiện; (ii) Vụ Pháp chế
chỉ thực hiện thanh tra vụ việc lên quan đến những
vấn đề có khiếu kiện hoặc có dấu hiệu vi phạm
pháp luật tại các cuộc kiểm toán theo đúng chức
năng thanh tra; (iii) Vụ Chế độ và Kiểm soát chất
lượng thực hiện toàn bộ hoạt động kiểm soát chất
lượng của tất cả các Đoàn kiểm toán trong đó có các
Đoàn kiểm toán, ngân sách quận huyện, đối với mọi
giai đoạn của cuộc kiểm toán, theo các phương thức
tổ chức nghề nghiệp (Hội Kế toán TP. Hà Nội và
các chi hội kế toán quận, huyện); Phấn đấu đến năm
2020, các tổ chức nghề nghiệp của Việt Nam thực sự
trở thành tổ chức nghề nghiệp tự quản, có đầy đủ
chức năng, nhiệm vụ và tổ chức hoạt động như các
tổ chức nghề nghiệp kế toán quốc tế khác nhằm tăng
cường phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động,
vai trò của Hiệp hội nghề nghiệp trong lĩnh vực dịch
vụ tài chính, kế toán, kiểm toán.
Thứ tư,
tăng cường nghiên cứu và ứng dụng
công nghệ lõi kỹ thuật số của cuộc Cách mạng công
nghiệp 4.0 để nâng cao chất lượng quản lý tài chính
ngân sách (trong đó có kế toán ngân sách nhà nước
quận, huyện) lên ngang tầm các nước phát triển
trong khu vực.
Trong quá trình triển khai thực hiện, cần xây
dựng kế hoạch thí điểm đối với những quận, huyện
đã làm tốt công tác kế toán, từ đó rút kinh nghiệm
để thực hiện trên toàn Thành phố.
Về sử dụng công cụ kiểm toán
Thứ nhất,
nhóm giải pháp hoàn thiện tổ chức
hoạt động kiểm toán ngân sách quận, huyện: Xác
định rõ đối tượng kiểm toán, khách thể kiểm toán
và các bên liên quan đến kiểm toán ngân sách quận,
huyện. Xác định rõ đối tượng kiểm toán, khách thể
kiểm toán và các bên liên quan đến kiểm toán ngân
sách quận, huyện là để đảm bảo thực hiện tốt chức
năng, nhiệm vụ của KTNN trong việc đánh giá, xác
nhận báo cáo quyết toán ngân sách quận, huyện,
đánh giá tính tuân thủ trong việc chấp hành chính
sách, chế độ của Nhà nước, đánh giá tính kinh tế,
tính hiệu quả, tính hiệu lực trong việc quản lý, sử
dụng, điều hành ngân sách quận huyện.
Bên cạnh đó, cần vận dụng sáng tạo quy trình
kiểm toán ngân sách địa phương vào kiểm toán ngân
sách quận, huyện. Khi kiểm toán ngân sách quận,
huyện phải vận dụng Quy trình kiểm toán ngân sách
địa phương (NSĐP), được ban hành theo Quyết định
số 06/2017/QĐ-KTNN, ngày 12/06/2017.
Trong bước “Chuẩn bị kiểm toán ngân sách quận,
huyện cần lưu ý thêm các điểm sau: (i) Dành thời
gian thích đáng cho khảo sát và thu thập thông tin;
(ii) Xây dựng phương pháp chọn mẫu trong kiểm
toán ngân sách quận, huyện.
Trong bước “Thực hiện kiểm toán ngân sách
quận, huyện” cần lưu ý thêm các điểm sau: (i) Hoàn
thiện công tác lập và triển khai kế hoạch chi tiết; (ii)
Chú trọng kiểm toán ngân sách quận, huyện tại các
cơ quan quản lý tổng hợp để định hướng cho việc
kiểm toán các đơn vị dự toán và chia nhỏ theo các
chuyên đề kiểm toán ngân sách quận, huyện; (iii)
1...,58,59,60,61,62,63,64,65,66,67 69,70,71,72,73,74,75,76,77,78,...121
Powered by FlippingBook