TCTC (2018) ky 2 thang 3 (e-paper) - page 73

74
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
tiêu chí khác nhau để phân loại doanh nghiệp (DN)
và đưa ra quan niệm DNNVV phù hợp với mình.
Các tiêu chí để phân loại DN có hai nhóm (tiêu chí
định tính và tiêu chí định lượng). Nhóm tiêu chí
định tính dựa trên những đặc trưng cơ bản của DN
như chuyên môn hóa thấp, số đầu mối quản lý ít,
mức độ phức tạp của quản lý không cao… Nhóm
tiêu chí định lượng có thể dựa vào các tiêu chí như
số lao động, giá trị tài sản hay vốn, doanh thu, lợi
nhuận. Trong các nước APEC, tiêu chí đươc sử dụng
phổ biến nhất là số lao động. Môt số tiêu chí khác thì
tùy thuộc vào điều kiện từng nước.
Tại Việt Nam, ngày 20/6/1998, Chính phủ xác định
tiêu chí DNNVV theo Công văn số 681/CP-KTN,
trong đó quy định DNNVV là những DN có vốn
dưới 5 tỷ đồng và có số lao động dưới 200 người,
không phân biệt ngành công nghiệp hoặc dịch vụ.
Ngày 23/11/2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định
số 90/2001/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV,
trong đó định nghĩa: “DNNVV là cơ sở sản xuất
kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo
pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá
10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm
không quá 300 người”.
Định giá doanh nghiệp và các bước thực hiện
Định giá DN là việc ước tính bằng tiền với độ tin
cậy cao nhất về các khoản thu nhập mà DN có thể
tạo ra trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh. Cơ
sở của giá trị trong định giá DN là giá trị công bằng,
giá trị công bằng trên thị trường, giá trị đầu tư, giá
trị đang hoạt động, giá trị thanh lý.
Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trên thế giới, khai niêm về doanh nghiệp nhỏ và
vừa (DNNVV) được hiểu và quy định khác nhau
tùy theo từng quôc gia. Các nước căn cứ vào những
NHÂNTỐ ẢNHHƯỞNG
ĐẾNđịnhgiá DOANHNGHIỆPNHỎVÀVỪA
TS. Nguyễn Hồ Phi Hà
- Học viện Tài chính *
Giá trị doanh nghiệp là tổng hiện giá của tất cả thu nhậpmà doanh nghiệp có khả năngmang lại trong quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể tạo ra thu nhập hay không và độ lớn của
thu nhập ởmức độ nào lại tùy thuộc vào các yếu tố như: Tài sản, uy tín kinh doanh, trình độ quản lý... và khả
năng thích ứng của doanh nghiệp đối với các yếu tốmôi trường. Để kết quả định giá có độ tin cậy cao, trong quá
trình định giá, bên cạnh tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc định giá thẩmđịnh viên phải quan tâmđến các nhân
tố ảnh hưởng. Mỗi một loại hình doanh nghiệp có những đặc điểmriêng biệt, do đó khi xemxét các nhân tố
ảnh hưởng tới giá trị doanh nghiệp thẩmđịnh viên cũng cần quan tâmđến yếu tốmang tính đặc thù này.
Từ khóa: Doanh nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa, giá trị doanh nghiệp, định giá
Enterprise value is the total present value
of all the incomes that the business can get
from production and business operation.
But the possibility to create income and the
size of income depend on the factors such as
property, business reputation, management
level ... and the adaptation ability of the
business to the environmental factors. In
order to have a reliable valuation result, the
appraisers must pay attention to the valuation
determinants in addition to the valuation
principles conformity. Each type of business
has its own nature and typical characteristics,
so when considering the factors of business
value it is also important to consider these
particular characteristics. So what factors do
we have to pay attention to when conducting
business valuation for SMEs?
Key words: Business, Small and Medium Enterprises,
business value, valuation
Ngày nhận bài: 5/2/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 2/3/2018
Ngày duyệt đăng: 9/3/2018
*Email:
1...,63,64,65,66,67,68,69,70,71,72 74,75,76,77,78,79,80,81,82,83,...121
Powered by FlippingBook