TCTC (2018) ky 2 thang 3 (e-paper) - page 75

76
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Các yếu tố chính trị và luật pháp có ảnh hưởng
đến hoạt động của các DN, bao gồm hệ thống các
quan điểm, đường lối chính sách của chính phủ, hệ
thống luật pháp hiện hành, xu hướng ngoại giao của
chính phủ, những diễn biến chính trị trong nước,
trong khu vực và trên toàn thế giới.
Các khía cạnh hình thành môi trường văn hóa
- xã hội như: Những quan niệm về đạo đức, thẩm
mỹ, lối sống, về nghề nghiệp; những phong tục, tập
quán, truyền thống; những quan tâm ưu tiên của xã
hội; trình độ nhận thức, học vấn chung của xã hội...
có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các họat động kinh
doanh của DN.
Các vấn đề ô nhiễm môi trường, sản phẩm kém
chất lượng, lãng phí tài nguyên thiên nhiên cùng với
nhu cầu ngày càng lớn đối với các nguồn lực có hạn
khiến các DN phải thay đổi các quyết định và biện
pháp hoạt động sản xuất kinh doanh.
Môi trường công nghệ cũng là một trong những
yếu tố rất năng động, chứa đựng nhiều cơ hội và đe
dọa đối với các DN. Những áp lực và đe dọa từ môi
trường công nghệ là sự ra đời của công nghệ mới làm
xuất hiện và tăng cường ưu thế cạnh tranh của các sản
phẩm thay thế, đe dọa các sản phẩm truyền thống. Sự
bùng nổ của công nghệ mới làm cho công nghệ hiện
tại bị lỗi thời và tạo ra áp lực đòi hỏi các DN phải đổi
mới công nghệ để tăng cường khả năng cạnh tranh.
Môi trường ngành: Khi đánh giá môi trường
ngành của DN, cần phân tích những nội dung: Chu
kỳ kinh doanh, triển vọng tăng trưởng của ngành,
cạnh tranh trong ngành, áp lực cạnh tranh tiềm tàng.
Triển vọng tăng trưởng của một ngành có liên
hệ chặt chẽ với chu kỳ kinh tế. Một ngành có triển
vọng tăng trưởng mạnh có thể đem lại cho các DN
trong ngành những cơ hội thuận lợi. Những cơ hội
này thể hiện ở tiềm năng mở rộng thị trường, khả
năng cải thiện vị thế tài chính của các DN… Vì vậy,
khi đánh giá môi trường ngành của DN, cần xem
xét triển vọng của Ngành trên cơ sở đánh giá chu kỳ
của nền kinh tế và nhu cầu tiềm tàng của nền kinh
tế đối với ngành mà DN đang hoạt động. Việc cạnh
tranh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và những yếu
tố này cũng thay đổi tùy theo từng ngành. Đồng
thời, sự cạnh tranh giữa các DN chủ yếu diễn ra trên
hai phương diện là giá cả và chất lượng sản phẩm.
Môi trường bên trong doanh nghiệp
Khi xác định giá trị DN, bao giờ người ta cũng
tâm đến hiện trạng tài sản của DN, bởi: (i) Tài sản
của một DN là biểu hiện của yếu tố vật chất cần
thiết, tối thiểu đối với quá trình SXKD; (ii) Giá trị các
tài sản được coi là một căn cứ và là một sự đảm bảo
rõ ràng nhất về giá trị DN. Bên cạnh đó, vị trí kinh
doanh có ý nghĩa quan trọng đối với SXKD. Vị trí
kinh doanh được đặc trưng bởi các yếu tố như địa
điểm, diện tích của DN …
Cùng với đó, thực hiện đánh giá mạng lưới tiêu
thụ sản phẩm của DN tại thị trường trong nước,
nước ngoài; từ đó đánh giá được thị phần, thị
trường của DN trên thương trường trong nước và
quốc tế. Đây là cơ sở để đánh giá sức mạnh thương
hiệu của DN tác động đến thị trường như thế nào.
Muốn thành công trong kinh doanh, các DN cần có
chiến lược kinh doanh cụ thể trong từng giai đoạn
nhất định nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh cao
nhất. Vì vậy, các thẩm định viên cần đánh giá chiến
lược kinh doanh ước tính doanh thu của DN, đây là
cơ sở để hình thành giá trị của DN; đó là: Chiến lược
sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối và
chiến lược hỗ trợ bán hàng.
Thành công của một DN phụ thuộc rất nhiều
vào mối quan hệ của DN với khách hàng. Khi cạnh
tranh trên thị trường diễn ra ngày càng găy gắt, thì
việc thu hút và giữ chân khách hàng là rất khó khăn;
do đó xây dựng mạng lưới khách hàng là việc làm
rất quan trọng để có được những khách hàng trung
thành của DN.
Một DN hoạt động hiệu quả tốt hay không phụ
thuộc rất nhiều vào việc quản trị DN. Thẩm định
viên cần đánh giá việc quản trị DN trên các mặt sau:
Loại hình DN; cơ cấu tổ chức; công nghệ, thiết bị
hiện tại của DN và nguồn nhân lực của DN. Đây là
cơ sở để hình thành giá trị của DN.
Thẩm định viên cần đánh giá chiến lược lựa chọn
loại hình DN có phù hợp với yêu cầu phát triển của
DN hay không và việc chuyển đổi loại hình sở hữu
của DN có phù hợp với các quy luật phát triển của
DN hay không. Điều này cũng tác động đến cơ cấu
giá trị vốn chủ sở hữu và giá trị DN.
Đánh giá cơ cấu tổ chức và công nghệ thiết bị của
DN cũng là yêu cầu quan trọng. Tổ chức là quá trình
sắp xếp và bố trí các công việc, giao quyền hạn và
phân phối các nguồn lực của tổ chức sao cho chúng
đóng góp một cách tích cực và có hiệu quả vào mục
Các phương pháp định giá DN gồm: Phương
pháp tài sản thuần, phương pháp định giá
chứng khoán, phương pháp hiện tại hóa lợi
nhuận thuần, phương pháp hiện tại hóa dòng
tiền thuần, phương pháp Goodwill, phương
pháp dựa vào hệ số PER. Trong quá trình vận
dụng, mỗi một phươngphápđịnh giá có những
thuận lợi cũng như hạn chế nhất định.
1...,65,66,67,68,69,70,71,72,73,74 76,77,78,79,80,81,82,83,84,85,...121
Powered by FlippingBook