TCTC (2018) ky 2 thang 3 (e-paper) - page 81

82
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
tăng tốc độ sử dụng vốn và tối đa hóa được lợi
nhuận. Do đó, việc phân tích chất lượng sản phẩm
luôn là công việc được đặt lên hàng đầu đối với
các DN, trong đó có DN kinh doanh về thủy sản.
Với đặc thù là DN sản xuất và cung ứng nhiều
sản phẩm liên quan đến thủy sản cho khách hàng
trong và ngoài nước, việc đảm bảo chất lượng
sản phẩm luôn là mục tiêu quan trọng, để quản
lý được chất lượng sản phẩm cần áp dụng những
phương pháp phân tích để đánh giá và có những
biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
Các DN kinh doanh thủy sản của nước ta được sự
ưu ái của thiên nhiên nên nguồn hải sản rất phong
phú, tạo điều kiện thuận lợi cho DN, phát triển bền
vững. Trải qua hơn 58 năm hình thành và phát triển,
ngành Thủy sản trở thành ngành kinh tế quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân, góp phần chuyển đổi
cơ cấu nông nghiệp nông thôn, thực hiện xoá đói
giảm nghèo, cải thiện cuộc sống của cộng đồng cư
dân. Sự hiện diện dân sự của hàng chục ngàn tàu
thuyền trực tiếp khai thác hải sản trên biển đã đóng
góp quan trọng vào việc giữ gìn an ninh, bảo vệ chủ
quyền vùng biển, đảo của Tổ quốc.
Tỷ trọng của thủy sản trong khối nông, lâm và
ngư nghiệp và trong nền kinh tế quốc dân tăng
dần qua các năm. Sản phẩm thủy sản Việt Nam
đã có mặt tại hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Sự tăng trưởng ổn định của ngành Thủy sản trong
thời gian qua khẳng định được vị thế quan trọng
trong cộng đồng nghề cá thế giới, đứng thứ 8 về
sản lượng khai thác thủy sản, thứ 3 về sản lượng
nuôi thủy sản và thứ 3 về giá trị xuất khẩu thủy
sản (FAO 2014). Những thị trường chính đem lại
nguồn lợi lớn cho các DN xuất khẩu thủy sản Việt
Khái quát về hoạt động
xuất khẩu thủy sản Việt Nam
Trong quá trình kinh doanh, để nâng cao lợi
nhuận các nhà sản xuất cần chú trọng đến phát
triển các sản phẩm vừa phù hợp với nhu cầu thị
trường, vừa tăng về số lượng sản phẩm mặt khác
phải đảm bảo và nâng cao hơn nữa đến chất lượng
sản phẩm sản xuất ra. Nâng cao chất lượng sản
phẩm là tăng thêm giá trị và giá trị sử dụng của
sản phẩm, tạo uy tín đối với người tiêu dùng, tạo
điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm,
PHƯƠNG PHÁP PHÂNTÍCH CHẤT LƯỢNG SẢNPHẨM
TRONG các DOANHNGHIỆP T Y SẢN
ThS. Đinh Thị Thu Hiền
- Đại học Duy Tân *
Với đặc thù sản xuất và cung ứng nhiều sản phẩm liên quan đến thủy sản cho khách hàng trong và ngoài
nước, việc đảmbảo chất lượng sản phẩm là vấn đề quan trọng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực này. Để quản lý được chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp cần áp dụng những phương pháp phân
tích để đánh giá và có những biện pháp nhằmnâng cao chất lượng sản phẩm, phục vụ tốt hơn yêu cầu của
khách hàng. Bài viết làm rõ các phương pháp phân tích chất lượng sản phẩm để các doanh nghiệp thủy sản
có thể áp dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả cao…
Từ khóa: Doanh nghiệp thủy sản, phân tích chất lượng, hệ số phẩm cấp bình quân
With the nature of producing and supplying
seafood products to domestic and foreign
customers, the assurance of product quality is
always a very important issue for enterprises.
To manage the quality of products,
enterprises need to apply methods of analysis
to evaluate and take measures to improve the
quality of products to meet the demands and
requirements of customers. The article studies
the different methods of product quality
analysis so that seafood enterprises may apply
in their business operation.
Key words: Aquaculture enterprises, quality analysis,
average level coefficients ...
Ngày nhận bài: 8/2/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 8/3/2018
Ngày duyệt đăng: 15/3/2018
*Email:
1...,71,72,73,74,75,76,77,78,79,80 82,83,84,85,86,87,88,89,90,91,...121
Powered by FlippingBook