TCTC (2018) ky 2 thang 3 (e-paper) - page 84

TÀI CHÍNH -
Tháng 03/2018
85
Sản
phẩm
Mực
Khối
lượng sản
xuất kế
hoạch (kg)
Khối
lượng sản
xuất thực
tế (kg)
Đơn giá
kế hoạch
(1.000 đ)
Đơn giá
thực tế
(1.000 đ)
Loại 1
5.000
6.300
450
460
Loại 2
3.700
4.200
400
410
Nguồn: Mô phỏng của tác giả
Sử dụng phương pháp hệ số phẩm cấp bình
quân, ta có:
96,0
4725000
4515000
) 450 * 4200 ( ) 450 * 6300 (
) 400 * 4200 ( ) 450 * 6300 (
95,0
3915000
3730000
) 450 * 3700 ( ) 450 * 5000 (
) 400 * 3700 ( ) 450 * 5000 (
1
=
=
+
+
=
=
=
+
+
=
p
pk
H
H
Với Hpk là hệ số phẩm cấp ở kế hoạch và Hp1
là hệ số phẩm cấp ở thực tế
Nhận thấy, khối lượng sản phẩm mực loại 1 và
loại 2 ở thực tế sau khi sản xuất đều nhiều hơn so
với kế hoạch đề ra. DN có thể nhận định khi khối
lượng tăn hơn so với kế hoạch đề ra thì DN có thể
cung cấp dư thừa nhu cầu của người tiêu dùng, có
thể xuất khẩu, tạo ra doanh thu cao hơn.
Trong bước tính toán sử dụng duy nhất đơn
giá bán ở kế hoạch, do trong quá trình sản xuất
thì chỉ quan tâm đến sự thay đổi về khối lượng
sản phẩm được tạo ra, chưa phân tích vào quá
trình tiêu thụ nên không thể sử dụng đơn giá
bán ở thực tế. Khi phân tích cần quan tâm khi sử
dụng phương pháp này với một nhược điểm là
thực tế đơn giá bán luôn thay đổi. Khi so sánh
hệ số phẩm cấp bình quân ở kế hoạch và thực tế
không có sự chênh lệch lớn, hệ số phẩm cấp bình
quân dao động từ 0.95 đến 0.96 (gần 1) nên chất
lượng sản xuất sản phẩm mực năm 2017 được
đánh giá là cao, hầu hết những sản phẩm Mực là
sản phẩm đạt chất lượng cao (hầu hết là sản phẩm
loại 1), làm cho giá trị sản xuất hay nói cách khác
là doanh thu bán sản phẩm Mực tăng 1 lượng là
28.350 (1.000 đ). Phương pháp này giúp DN xác
định được doanh thu dự kiến có thể đạt được sau
khi tiêu thụ, DN có thể làm căn cứ để đẩy mạnh
hơn nữa quá trình tiêu thụ sản phẩm, nhằm tối đa
nhất doanh thu có thể đạt được.
Tùy thuộc vào từng sản phẩm của DN kinh
doanh các lĩnh vực khác nhau mà quá trình sản
xuất hình thành ra những sản phẩm có nhiều thứ
hạng phẩm cấp khác nhau. Không thể có một quy
định chung về thứ hạng phẩm cấp. Để đánh giá
được về thứ hạng phẩm cấp cần sử dụng một đội
ngũ có tay nghề cao và có nhiều kinh nghiệm liên
quan đến sản phẩm. Đôi khi những sản phẩm đạt
chất lượng tiêu chuẩn cao chiếm tỷ lệ ít hơn so
với sản phẩm không đạt chất lượng, điều này do
nhiều yếu tố khác nhau cấu tạo thành, có thể do
chất lượng của các yếu tố đầu vào cũng có thể do
quy trình sản xuất bị gián đoạn, máy móc không
đảm bảo… Điều này làm cho doanh thu không cao.
Do đó, để quá trình phân tích chất lượng có hiệu
quả cần thiết phải xác định tương đối chính xác về
thứ hạng của sản phẩm. Đây cũng được xem là một
hạn chế trong thực hiện phương pháp này.
Kết luận
Phương pháp phân tích chất lượng sản phẩm
sản xuất là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện,
không tốn chi phí phát sinh. Các DN có quy mô
vừa hay quy mô lớn đều có thể thực hiện phương
pháp này,việc sử dụng các dữ liệu phục vụ cho
việc tính toán không khó khăn. Nguồn dữ liệu
phục vụ cho việc phân tích được sử dụng chủ yếu
trong các báo cáo kế toán quản trị, nếu sử dụng số
liệu ở kế hoạch, đơn giá kế hoạch DN có thể lấy
trên các dự toán về tiêu thụ của từng sản phẩm,
số liệu ở thực tế căn cứ vào quá trình sản xuất sau
khi hoàn thành.
Kết hợp với các phương pháp như kiểm soát
bên ngoài và phương pháp phân tích thông qua
hệ số phẩm cấp bình quân sẽ cho DN những đánh
giá chi tiết về từng sản phẩm, xác định được
doanh thu tăng thêm hay giảm đi khi chất lượng
sản phẩm sản xuất cao hay thấp. Phương pháp
này có thể được thực hiện theo định kỳ cho từng
sản phẩm, từ đó DN có thể đánh giá được trong
một thời gian dài đối với từng sản phẩm, DN có
thể có chiến lược phát triển riêng cho từng sản
phẩm dựa vào chất lượng sản phẩm sản xuất ra.
Nếu chất lượng sau khi xem xét là đạt tiêu chuẩn
thì có thể tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ra
nước ngoài, ngược lại sau khi đánh giá phân tích
nhận thấy chất lượng sản phẩm ngày càng giảm
sút thì cũng có những phương hướng nhằm giảm
thiểu rủi ro trong quá trình kinh doanh.
Tài liệu tham khảo:
1. Phạm Văn Dược (2008), Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Phân tích hoạt
động kinh doanh, NXB Thống kê;
2. Bộ môn Kế toán quản trị - Phân tích hoạt động kinh doanh (2006),
Giáo trình Kế toán quản trị, NXB Thống kê;
3. VASEP, 10 sự kiện nổi bật ngành thủy sản năm 2017,
vn/10-su-kien-noi-bat-nganh-thuy-san-nam-2017-42871.html;
4. Tổng cục Thống kê,
;
5. Tổng cục Thủy sản,
.
1...,74,75,76,77,78,79,80,81,82,83 85,86,87,88,89,90,91,92,93,94,...121
Powered by FlippingBook