TCTC (2018) ky 2 thang 3 (e-paper) - page 95

96
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
hành chính và thời gian thụ lý hồ sơ của Pháp lệnh
quản lý thị trường.
Người có thẩm quyền xử phạt căn cứ kết luận
giám định làm tài liệu tham khảo để xác định hành
vi vi phạm nhưng phải chịu trách nhiệm pháp lý
đối với kết luận vi phạm và quyết định xử lý vi
phạm của mình, dẫn đến tâm lý e ngại của người
có thẩm quyền xử phạt về quyết định xử lý không
chính xác do không đủ chuyên môn để phân tích,
đánh giá.
Các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm tra,
kiểm soát thị trường do nhiều bộ, ngành cùng xây
dựng nên thiếu tính thống nhất, chưa đồng bộ, còn
chồng chéo, bất cập tạo kẽ hở cho các đối tượng lợi
dụng để hoạt động trái pháp luật, mặt khác cùng
một nội dung vi phạm; thậm chí nhiều văn bản lại
quy định hướng xử lý khác nhau gây khó khăn cho
cơ quan áp dụng xử phạt.
Điển hình như: Đối với việc xử lý hành vi kinh
doanh mỹ phẩm nhập lậu được quy định tại hai
Nghị định của Chính phủ, đó là Nghị định số
124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP
ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại,
sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng quy định xử phạt được
tính theo giá trị hàng hóa vi phạm tại Điều 17. Trong
khi, Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013
về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực y tế lại chỉ quy định mức phạt tiền tối đa đến
20 triệu đồng.
Hoặc như trường hợp Nghị định số 185/2013/
NĐ-CP ngày 15/11/2013 sửa đổi, bổ sung tại
Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015
quy định xử lý hành chính hành vi vi phạm đối
với thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng
dưới 500 bao; từ 500 bao trở lên sẽ xử
lý hình sự. Thế nhưng, tại điều 191 Bộ
luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2107
(có hiệu lực từ 01/01/2018) lại chỉ truy
cứu trách nhiệm hình sự đối với hành
vi nhập lậu thuốc lá điếu từ 1.500 bao
trở lên và cho đến nay vẫn chưa có văn
bản nào hướng dẫn chi tiết Điều 191 Bộ
Luật Hình sự hoặc sửa đổi số lượng bao
thuốc lá vi phạm quy định tại Nghị định
số 185/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ
sung tại Nghị định số 124/2015/NĐ-CP)
cho phù hợp và thống nhất.
Bên cạnh những tồn tại khách quan,
lực lượng quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh
còn mỏng, thiếu kinh phí, phương tiện thiết bị
hoạt động, trong khi phương thức, thủ đoạn của
đối tượng buôn lậu, vận chuyển buôn bán hàng
nhập lậu ngày càng tinh vi và sử dụng phương
tiện hiện đại, gây khó khăn trong kiểm tra, kiểm
soát. Hạn chế nguồn lực trong việc tổ chức kiểm
tra, bắt giữ hàng hóa nhập lậu dẫn đến kết quả
chưa đạt như kỳ vọng…
Nâng cao chất lượng hoạt động
chống buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn
Để nâng cao chất lượng hoạt động chống buôn
lậu, gian lận thương mại, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của tổ chức cá nhân trong sản xuất kinh
doanh trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, lực lượng
quản lý thị trường cần tập trung triển khai một số
nội dung trọng tâm như:
Thứ nhất,
lực lượng chức năng tập trung xây
dựng và triển khai hiệu quả các kế hoạch thanh tra,
kiểm tra chuyên đề năm 2018 đối với các mặt hàng
thực phẩm, xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, rượu
bia nước giải khát, thuốc tân dược, thực phẩm chức
năng, mỹ phẩm…
Thứ hai,
tiếp tục rà soát, phân loại, bổ sung danh
sách các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh
doanh các nhóm hàng hóa: may mặc; rượu bia nước
giải khát; bánh mứt kẹo; thuốc lá điếu; xăng dầu;
thực phẩm; thực phẩm chức năng; dược phẩm; mỹ
phẩm; vật tư nông nghiệp; giày dép… để có kế
hoạch theo dõi, giám sát nhằm kịp thời phát hiện,
ngăn chặn, xử lý các hành vi vận chuyển, tràng trữ,
buôn bán hàng nhập lậu, sản xuất, kinh doanh hàng
giả, hàng kém chất lượng.
Thứ ba,
tăng cường phối hợp với các lực lượng
chức năng, quản lý thị trường các tỉnh phía Nam
Hình 1: 6tác hại của hàng giả, hàng nhái
Nguồn: Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh
1...,85,86,87,88,89,90,91,92,93,94 96,97,98,99,100,101,102,103,104,105,...121
Powered by FlippingBook