TCTC (2018) ky 2 thang 3 (e-paper) - page 96

TÀI CHÍNH -
Tháng 03/2018
97
và giáp ranh trong công tác đấu tranh chống vận
chuyển hàng nhập lậu, buôn bán hàng giả, gian lận
thương mại, đặc biệt là đối với mặt hàng thuốc lá
nhập lậu, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, rượu
hóa chất, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…
Xây dựng phương án phối hợp với lực lượng hải
quan kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu,
hành lý theo người nhập cảnh; Tăng cường tuần tra,
kiểm soát tại các cửa sông, cửa biển, khu vực cửa
khẩu, đặc biệt là những tuyến phao, neo đậu, bốc
dở hàng trên sông...
Thứ tư,
quan tâm giải quyết thỏa đáng các chế
độ, chính sách cho cán bộ, công chức trực tiếp
làm công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian
lận thương mại. Các cơ quan chức năng cần tăng
cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho
cán bộ, công chức; tăng cường quản lý nội bộ và
xử lý thật nghiêm các vi phạm để răn đe giáo dục;
xây dựng kế hoạch thường xuyên đào tạo, đào tạo
lại cán bộ, kể cả việc đưa đi đào tạo ở nước ngoài
để kịp thời cập nhật những kiến thức, kỹ năng
kiểm tra, xử lý vi phạm; hội nhập với các nước
trong khu vực; tăng cường kỷ cương, kỷ luật,
ngăn chặn và loại trừ tham nhũng, tiêu cực, bảo
kê cho buôn lậu và gian lận thương mại.
Thứ năm,
tăng cường tuyên truyền, phổ biến
pháp luật để doanh nghiệp, hộ kinh doanh, người
dân không tham gia, không tiếp tay buôn lậu,
gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng
giả, hàng hóa kém chất lượng; đồng thời, tham gia
phát hiện, thông tin, tố giác cho các cơ quan chức
năng để kịp thời ngăn chặn, xử lý những hành vi
vi phạm pháp luật.
Thứ sáu,
tăng cường vai trò của chính quyền địa
phương thuộc 24 quận - huyện trên địa bàn TP. Hồ
Chí Minh trong phòng chống buôn lậu, gian lận
thương mại và hàng giả. Sự phối hợp và liên kết chặt
chẽ của các lực lượng chức năng với chính quyền
địa phương của 24 quận - huyện sẽ hỗ trợ trong việc
xác định những điểm nóng hay địa bàn trọng điểm
về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Từ
đó, thúc đẩy việc đấu tranh chống buôn lậu, gian
lận thương mại và hàng giả hiệu quả.
Ngoài các giải pháp nêu trên, qua thực tiễn
công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm
hàng lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng
vi phạm chất lượng, an toàn thực phẩm, có thể
thấy rằng, hệ thống văn bản hiện nay còn nhiều
bất cập, chưa thống nhất. Khái niệm hàng lậu,
hàng giả được quy định tản mạn tại nhiều văn
bản khác nhau, còn mâu thuẫn, chồng chéo gây
khó cho công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi
phạm của các lực lượng chức năng, trong đó có
lực lượng quản lý thị trường. Chế tài xử lý hành
chính về hàng giả còn nhẹ. Nhiều loại hàng hóa
liên quan đến công tác an toàn thực phẩm chưa có
quy chuẩn nên khó cho công tác quản lý. Nhiều
văn bản quản lý còn chậm ban hành so với yêu cầu
hoặc không ổn định cũng gây khó khăn cho công
tác quản lý. Tồn tại nhiều văn bản dưới Luật gây
áp lực cho doanh nghiệp.
Trong thời gian tới, cần tăng cường công tác
phối hợp và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan
quản lý, lực lượng chức năng. Bổ sung kịp thời các
văn bản pháp quy, nhất là lĩnh vực an toàn thực
phẩm, đồng thời có văn bản hướng dẫn áp dụng
đảm bảo tính thống nhất từ Trung ương đến địa
phương trong việc kiểm tra, xử lý. Các ngành, các
cấp cần chủ động tham mưu, đề xuất và đưa ra
phương án xử lý các vấn đề bất cập trình cấp trên
trực tiếp xử lý có hiệu quả vấn đề quản lý Nhà
nước theo lĩnh vực, địa bàn quản lý, đồng thời
huy động sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống
chính trị, các đoàn thể và quần chúng nhân dân
trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương
mại và hàng giả, hàng vi phạm chất lượng an toàn
thực phẩm.
Tài liệu tham khảo:
1. Quyết định số 19/2016/QĐ-TTg quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối
hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh
phòng, chống buôn lâu, gian lận thương mại và hàng giả;
2. Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 sửa đổi, bổ sung một số
điều tại Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 quy định xử lý
hành chính hành vi vi phạm đối với thuốc lá điếu nhập lậu;
3. Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 về quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực y tế;
4. Báo cáo công tác đấu tranh, ngăn chặn, xử lý vi phạm đối với việc vận
chuyển hàng lậu, hàng giả trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh năm 2017;
5. Nguyễn Bỉnh Lại (2013), Đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại
ở nước ta hiện nay, Tạp chí Đảng cộng sản.
Theo số liệu thống kê năm 2017, trong số
21.415 vụ kiểm tra chuyên ngành và tham
gia liên ngành, lực lượng quản lý thị trường
TP. Hồ Chí Minh phát hiện 7.892 vụ vi phạm.
Riêng với công tác kiểm tra chuyên ngành, lực
lượng quản lý thị trường thực hiện 6.191 vụ,
phát hiện 5.654 vụ vi phạmvới 7.559 hành vi vi
phạm về hàng cấm, hàng lậu, hàng giả và các
hành vi vi phạm khác.
1...,86,87,88,89,90,91,92,93,94,95 97,98,99,100,101,102,103,104,105,106,...121
Powered by FlippingBook