TCTC (2018) ky 2 thang 3 (e-paper) - page 98

TÀI CHÍNH -
Tháng 03/2018
99
Vận tải trực tiếp đầu tư xây dựng.
Về vân tai đương bô, Ha Nôi đa co trên 500 tuyên
vân tai hanh khach liên tinh kêt nôi vơi 62 tinh,
thanh phô trong ca nươc thông qua 10 bên xe liên
tinh đa đươc công bô hoat đông. Ngoài ra, đê tao sư
đi lai thuân tiên cua ngươi dân giưa cac nươc trong
khu vưc, tư Ha Nôi đa co nhiêu tuyên liên vân quôc
tê phuc vu hanh khach đên Trung Quốc, Lao, kêt
nôi TP. Hô Chi Minh sang Campuchia…
Cùng với các công trình do Bộ Giao thông Vận
tải và các chủ đầu tư khác thực hiện, TP. Hà Nội
cũng đã hoàn thành các tuyến đường vành đai, các
trục đường hướng tâm; các cầu vượt tại các nút giao
thông trọng yếu như: Cầu Chui, Nam Hồng - Bắc
Thăng Long - Nội Bài, Nguyễn Chí Thanh - Láng;
Lê Văn Lương-Láng... Kết quả, sau 3 năm thực hiện
Chương trình mục tiêu nhằm giảm thiểu ùn tắc giao
thông trên địa bàn TP. Hà Nội giai đoạn 2012 - 2015,
tình hình ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố
đã giảm một cách rõ rệt, số điểm ùn tắc giao thông
giảm từ 89 điểm xuống còn 51 điểm; tai nạn giao
thông giảm trên cả 3 tiêu chí, nhiều nút giao thông
thường xuyên ùn tắc nghiêm trọng đã được giải
quyết cơ bản.
Cơ chế, chính sách tài chính cho phát triển
hạ tầng giao thông đường bộ TP. Hà Nội
Thứ nhất,
các cơ chế, chính sách về tạo vốn ngân
sách cho phát triển hạ tầng nói chung, hạ tầng giao
thông đường bộ nói riêng.
Để huy động nguồn lực phát triển hạ tầng nói
chung, hạ tầng giao thông đường bộ nói riêng, Trung
ương Đảng, Quốc hội, Nhà nước đã ban hành các chủ
trương, luật, cơ chế và chính sách tạo vốn, trong đó
có tạo vốn từ ngân sách. Cụ thể như: Nghị quyết số
13/NQ-BCHTWĐ ngày 16/01/2012 Hội nghị lần thứ 4
Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về phát
triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nhấn mạnh, huy
động tổng lực các nguồn vốn trong và ngoài nước
phục vụ cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội; Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong
đầu tư, xây dựng kế hoạch đầu tư trung hạn thay
cho kế hoạch phân bổ vốn hàng năm, rà soát các quy
định của pháp luật về đầu tư công, mua sắm công,
hoàn thiện, bổ sung cơ chế phân cấp đầu tư, nâng cao
năng lực quản lý đầu tư theo hướng tăng cường trách
nhiệm của người quyết định đầu tư…
Năm 2013, Quốc hội thông qua và ban hành Luật
Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014 nhằm
tăng cường quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn
lực của Nhà nước để hướng tới thực hiện mục tiêu
đột phá xây dựng hạ tầng đồng bộ.
Trên cơ sở các văn bản pháp quy trên, Chính
phủ đã ban hành các văn bản triển khai như:
Quyết định số 4403/QĐ-BGTVT ngày 31/12/2013
về việc phê duyệt Đề án huy động các nguồn lực
để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông;
Nghị định số 10/2013/NĐ-CP ngày 11/01/2013 quy
định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản
kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Nghị định
số 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối
tác công tư xác định rõ cơ chế quản lý và sử dụng
vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự
án; chính sách ưu đãi, bảo đảm đầu tư và trách
nhiệm quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư theo
hình thức đối tác công tư; đối tượng áp dụng và
lĩnh vực đầu tư, nguồn vốn hỗ trợ chuẩn bị đầu
tư, ban chỉ đạo và đấu mối quản lý hoạt động;
nguồn vốn và quản lý nguồn vốn dự án. Để huy
động các nguồn lực cho đầu tư phát triển kết cấu
giao thông, Ngân hàng Nhà nước có chủ trương
triển khai sản phẩm tín dụng liên kết 4 nhà trong
lĩnh vực giao thông (gồm: Ngân hàng - chủ đầu
tư - nhà thầu - nhà cung cấp vật liệu xây dựng).
Sản phẩm tín dụng liên kết 4 nhà giúp các ngân
hàng kiểm soát dòng vốn tín dụng an toàn, hiệu
quả; đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục
đích, góp phần hỗ trợ các DN đẩy nhanh tiến độ
các dự án hạ tầng giao thông.
Thứ hai,
cơ chế chính sách của Hà Nội trong đa
dạng hóa thu hút nguồn lực tài chính cho phát triển
hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ.
Hà Nội là Thành phố đứng đầu Việt Nam về
diện tích tự nhiên và đứng thứ hai về dân số, là
trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa, giáo dục
lớn của cả nước. Vì vậy, sức ép về việc xây dựng
Thủ đô Hà Nội văn minh hiện đại là rất lớn (mặc
dù Thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh và một số
thành phố trực thuộc Trung ương khác được hỗ
trợ nguồn vốn từ Trung ương cho phát triển kinh
tế - xã hội nói chung, hạ tầng giao thông đường bộ
nói riêng).
Đối với Hà Nội, Bộ Chính trị có Nghị quyết riêng
về phát triển kinh tế - xã hội, Quốc hội ban hành
riêng về Luật Thủ đô. Vì vậy, Hà Nội có điều kiện
xây dựng các cơ chế riêng cho phát triển kinh tế - xã
hội và cho phát triển hạ tầng giao thông đường bộ.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP. Hà Nội khóa
XVI (2015-2020) xác định, phát triển đồng bộ, hiện
đại hóa từng bước kết cấu hạ tầng đô thị và nông
thôn là 1 trong 3 khâu đột phá. Trong nhiệm kỳ
này, Thành phố tập trung hoàn thành, đưa vào
sử dụng hai tuyến đường sắt đô thị, cơ bản hoàn
thành các tuyến đường vành đai; Cải tạo, nâng
1...,88,89,90,91,92,93,94,95,96,97 99,100,101,102,103,104,105,106,107,108,...121
Powered by FlippingBook