Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 4-2016 - page 109

TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2016
107
các ngành đào tạo mũi nhọn, cần thiết như: Y tế, giáo
dục, xây dựng, du lịch…; Chú trọng đào tạo theo địa
chỉ, đào tạo gắn với việc sử dụng lao động. Quan tâm
đào tạo nghề tại chỗ cho các đồng bào dân tộc, vùng
sâu, vùng xa, lao động nông thôn, người nghèo và các
đối tượng đặc thù. Tích cực tổ chức các chương trình
đào tạo nghề ngắn hạn như: Khuyến nông, khuyến
lâm, khuyến công, chuyển giao khoa học kỹ thuật công
nghệ… Rà soát lại hệ thống đào tạo nghề, những nghề
không có lợi thế đào tạo thì tăng cường hợp tác; nghề
có nhu cầu lớn và có lợi thế thì cần đầu tư mở rộng quy
mô; đồng thời, phải đổi mới nội dung, chương trình
đào tạo phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp và khả
năng vận hành, bảo trì công nghệ.
Ba là,
phát triển tâm lực nguồn nhân lực dân tộc
thiểu số với các biện pháp: Kích hoạt các hệ giá trị
tộc người tốt đẹp trong học tập, sáng tạo văn hóa, lao
động, sản xuất, nhất là đức tính thật thà, chất phác,
ý thức tộc người. Nâng cao mức hưởng thụ văn hóa
cho đồng bào dân tộc thiểu số: Phát triển các đội văn
nghệ cơ sở vùng dân tộc thiểu số, các hình thức câu
lạc bộ văn hóa, văn nghệ; tổ chức nhiều hoạt động
văn hóa - văn nghệ… các hoạt động này tác động
đáng kể đến việc hình thành và phát triển nhận thức,
kiến thức xã hội, kỹ năng sống… cho nguồn nhân
lực vùng dân tộc và miền núi. Khắc phục các lực cản
ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình trưởng thành lành
mạnh của nguồn nhân lực dân tộc thiểu số, nhất là
tính ỷ lại, tư duy đơn hướng, hướng nội…
Phát triển nguồn nhân lực đảmbảo về số lượng, chất
lượng và cơ cấu hợp lý, nhất là nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực dân tộc thiểu số là động lực quan trọng
để phát triển kinh tế xã hội, nâng cao năng lực cạnh
tranh của tỉnh Nghệ An trong tiến trình hội nhập và
góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.
Song để phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn
nhân lực dân tộc thiểu số nói riêng thì vấn đề mấu chốt
đối với Nghệ An là đưa ra được Quy hoạch tổng thể
phát triển nguồn nhân lực trong đó có nguồn nhân lực
dân tộc thiểu số trên địa bàn Tỉnh. Vì vậy, cần tiếp tục
nghiên cứu đề xuất bổ sung các giải pháp phù hợp với
thực tiễn, có tính khả thi và sự kết hợp có hiệu quả giữa
các giải pháp đó trong quá trình thực hiện.
tán; thiếu thông tin; các tệ nạn như uống rượu, cờ bạc,
ma túy còn nặng nề và gay gắt; các thế lực thù địch lợi
dụng khó khăn vùng dân tộc thiểu số để xuyên tạc, chia
rẽ khối đoàn kết dân tộc… là những nguyên nhân ảnh
hưởng đến công tác đào tạo cán bộ trong đồng bào dân
tộc thiểu số hiện nay.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực dân tộc
thiểu số đến năm2020
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực dân tộc thiểu
số trên địa bàn Tỉnh là cần thiết, có ý nghĩa quan trọng
cho tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống các dân tộc;
thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực dân tộc thiểu số miền Tây
Nghệ An cần đề ra những giải pháp thiết thực và các
biện pháp cụ thể, khả thi. Một số giải pháp quan trọng
như sau:
Một là,
chú trọng phát triển thể chất dựa trên nâng
cao chất lượng dân số, kế hoạch hóa gia đình, bảo
đảm an toàn sinh kế, phòng và chống dịch bệnh. Một
số vấn đề cần tập trung giải quyết là: Triển khai thực
hiện hiệu quả các mục tiêu quốc gia về y tế, dân số, kế
hoạch hóa gia đình; kiểm soát chặt chẽ, thường xuyên
hơn tăng trưởng dân số, bằng nhiều biện pháp hành
chính và phi hành chính; cải thiện y tế học đường để
học sinh có đủ thể chất học tập, phát triển trí lực với
việc hoàn thiện chế độ bảo hiểmy tế. Đẩymạnh phòng
và chữa bệnh cho nhân dân; tăng cường các biện pháp
truyền thông để giáo dục nhằm đẩy lùi các hiện tượng
hôn nhân cận huyết.
Hai là,
nâng cao trí lực nguồn nhân lực dân tộc thiểu
số bằng nhiều biện pháp tổng hợp gồm giáo dục học
đường và giáo dục phi học đường, từ tạo dựng các yếu
tố nền tảng đến trực tiếp tăng cường năng lực, kỹ năng,
chuyênmôn nghiệp vụ. Cụ thể cần: Tạo dựng cơ sở nền
tảng cho phát triển trí tuệ, chăm lo phát triển giáo dục
mầm non và giáo dục phổ thông. Đối với những học
sinh dân tộc thiểu số có năng khiếu, tố chất, cần đầu tư
thỏa đáng cho học tập hết bậc phổ thông, lên đại học
và sau đại học. Xem xét mở rộng dự bị dân tộc tại địa
phương thay vì thực hiện chế độ cử tuyển đại học đối
với con em đồng bào dân tộc thiểu số; rà soát, đánh giá
lại chuẩn giáo viên, có chế độ đãi ngộ thỏa đáng, phù
hợp đặc điểm vùng dân tộc thiểu số.
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động các
nhàmáy, khu công nghiệp, các lĩnh vực bằng nhiều biện
pháp: Quy hoạch xây dựng mạng lưới đào tạo và dạy
nghề nội vùng, phát triển đa dạng các loại hình đào tạo
nghề, tăng dần tỷ trọng đầu tư cho giáo dục; Cần lồng
ghép chương trình dạy nghề trong giáo dục phổ thông;
Các cơ sở đào tạo trên địa bàn Tỉnh tăng cường liên kết
với các trường đại học trong vùng và cả nước mở thêm
Chất lượng nguồn lao động miền Tây Nghệ An
nhìnchungcòn thấp.Mặcdùsố lượng trườnghọc
các cấp được tăng lên đáng kể song chất lượng
dạy và học còn kém, cơ sở vật chất, trang thiết bị
dạyhọc cònnghèonàn. Sốnămđi học trungbình
của đồng bào dân tộc thiểu số là 2,9 năm/người.
1...,99,100,101,102,103,104,105,106,107,108 110,111,112,113,114,115,116,117,118,119,...122
Powered by FlippingBook