Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 4-2016 - page 112

110
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
sản, giúp nhiều nhà quản trị nhận thức được
tầm quan trọng của việc quản trị rủi ro DN để
đủ sức cạnh tranh và phát triển bền vững. Thậm
chí, ngay cả các văn bản pháp luật như Luật DN
cũng đã đề cập đến quản trị rủi ro DN, trong đó
thể hiện rõ ở 3 tầng kiểm soát nội bộ các rủi ro:
Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh
doanh hàng ngày, có trách nhiệm kinh doanh an
toàn hiệu quả tránh các rủi ro đổ vỡ theo các quy
định của Hội đồng quản trị và pháp luật; Hội
đồng quản trị có trách nhiệm giám sát hoạt động
của tổng giám đốc để DN đạt được các mục tiêu
đề ra; Kiểm soát do chủ sở hữu cử/bổ nhiệm hoạt
động độc lập, chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu
giám sát toàn bộ các hoạt động của DN, hội đồng
quản trị, tổng giám đốc. Ngoài ba tầng lớp kiểm
soát nội bộ trong DN, còn có kiểm toán độc lập,
thanh tra tài chính, kiểm toán nhà nước nếu là
DN có vốn đầu tư của Nhà nước.
Ở Việt Nam, lĩnh vực lọc hóa dầu đã bắt đầu
từ năm 1982. Đến nay, cả nước đã có tám dự án
lọc, hóa dầu trải dài từ Thanh Hóa đến Cần Thơ
dù theo chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt
Nam tới năm 2020 trước đó chỉ có ba nhà máy lọc,
hóa dầu tại Quảng Ngãi, Thanh Hóa và Bà Rịa
- Vũng Tàu. Cụ thể, ngoài Nhà máy Dung Quất
(Quảng Ngãi và một nhà máy Cát Lái ở TP. Hồ
Chí Minh đang hoạt động thì còn có sáu dự án
khác: Dự án lọc dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) với
vốn đầu tư 9 tỷ USD, công suất 10 triệu tấn dầu
thô/năm; Dự án tại Vũng Rô (Phú Yên) vốn đầu
tư 3,2 tỷ USD, công suất 8 triệu tấn dầu thô/năm;
Quản trị rủi ro đối với các doanh nghiệp lọc hóa dầu
Gần đây, trước những tác động tiêu cực của
lạm phát cao và suy thoái kinh tế do cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu gây ra, khái niệm quản lý
rủi ro trong doanh nghiệp (DN) được đề cập nhiều
hơn. Thực tế cho thấy, quản trị rủi ro trong DN
là một trong những vấn đề sống còn của DN, của
các nhà lãnh đạo, quản trị DN, đặc biệt là trong
bối cảnh của hội nhập kinh tế thị trường thế giới.
Hiểu một cách đầy đủ, quản lý rủi ro là một quá
trình xem xét đánh giá toàn diện các hoạt động
của DN để nhận biết những nguy cơ tiềm ẩn có thể
tác động xấu đến các mặt hoạt động của DN, trên
cơ sở đó sẽ đưa ra các giải pháp ứng phó, phòng
ngừa phù hợp tương ứng với từng nguy cơ. Quản
trị rủi ro là một quá trình được tổ chức một cách
chính thức và được thực hiện liên tục để phát hiện,
phòng ngừa, giảm thiểu hoặc kiểm soát các rủi ro
có thể ảnh hưởng đến việc đạt được những mục
tiêu kinh doanh của DN. Nhiều chuyên gia kinh tế
cho rằng, một hệ thống quản lý rủi ro được tổ chức
tốt và vận hành hiệu quả sẽ giúp DN đứng vững
và vượt qua những biến động, giảm thiểu các tổn
thất nghiêm trọng, nâng cao hiệu quả hoạt động
và tiết kiệm chi phí. Quản trị rủi ro không chỉ bảo
vệ tài sản mà còn giúp gia tăng giá trị và đem lại
cơ hội cho DN phát triển.
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây,
quản trị rủi ro DN cũng được quan tâm nhiều
hơn. Khó khăn kinh tế thời gian qua đã khiến
không ít DN làm ăn thua lỗ, thậm chí đi đến phá
QUẢNTRỊ RỦI ROTRONGDOANHNGHIỆP:
NHÌNTỪ CÁC DOANHNGHIỆP LỌC HÓA DẦU
ThS. PHẠM MINH NGHĨA
- Đại học Mỏ Địa chất
Trong suốtmấy thập kỷ qua, thế giới đã chứng kiến rất nhiều các cuộc khủng hoảng tài chính
– kinh tế, khiến nhiều doanh nghiệp hoạt động kémhiệu quả, dẫn đến các khó khăn nhưmất
khả năng cân đối tài chính, làmgiảmvốn chủ sở hữu, phá sản…Tuy nhiên, thực tế cũng cho
thấy vẫn không ít doanh nghiệp chống chọi được trước các yếu tố bất ổn, vượt qua khó khăn,
tồn tại và phát triển trong khủng hoảng nhờ cómột hệ thống quản trị rủi ro hiệu quả.
1...,102,103,104,105,106,107,108,109,110,111 113,114,115,116,117,118,119,120,121,...122
Powered by FlippingBook