Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 4-2016 - page 113

TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2016
111
tiếp xúc trực tiếp cũng như khi được phát thải ra
môi trường đất, nước và không khí. Bên cạnh đó,
các yếu tố đó, DN lọc hóa dầu cũng phải đối mặt
với những thách thức như nhu cầu hàng hóa trong
tương lai, thu nhập bình quân đầu người, nguy cơ
biến động về giá, tỷ giá do kinh tế - tài chính toàn
cầu luôn biến động khó lường.
Hai là,
rủi ro từ hoạt động, bắt nguồn từ quy
trình nội bộ, đội ngũ cán bộ công nhân viên của
DN. Trong hoạt động của DN, quy trình kiểm
soát nội bộ là những phương pháp và chính sách
được thiết kế để ngăn chặn gian lận, giảm thiểu
sai sót, khuyến khích hiệu quả hoạt động và nhằm
đạt được sự tuân thủ các chính sách và quy trình
được thiết lập. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác
nhau, nhiều khi các rủi ro vẫn thường xảy ra như:
Việc tuân thủ các chính sách và quy trình kế toán
cũng như việc đánh giá tính chính xác của các
báo cáo tài chính và báo cáo quản trị; Rủi ro sai
sót không cố ý của nhân viên mà có thể gây tổn
hại cho DN; Rủi ro không tuân thủ chính sách và
quy trình kinh doanh của DN... Bên cạnh đó, rủi
ro cũng có thể bắt nguồn từ đội ngũ cán bộ công
nhân viên. Chẳng hạn do chính sách tiền lương
thưởng, môi trường làm việc không tốt trong khi
sức cạnh tranh của DN nước ngoài hấp dẫn hơn
thì có thể dẫn đến tình trạng chảy máu chất xám,
ảnh hưởng đến vận hành của DN.
Ba là,
rủi ro tuân thủ từ việc tuân thủ pháp luật,
các quy định của công ty. Rủi ro tuân thủ là rủi ro
mà DN phải đối mặt trong trường hợp lãnh đạo,
nhân viên của DN vi phạm hoặc không tuân thủ
các quy định của pháp luật, quy định tại Điều lệ
Công ty, vi phạm các quy định nội bộ, quy trình
nghiệp vụ, quy chế, kể cả các quy định về đạo đức
nghề nghiệp. Theo đó, các rủi ro có thể bắt nguồn
từ sự cố ý hoặc vô ý của lãnh đạo DN hoặc người
lao động trong DN; Thiếu tính chính xác và minh
bạch của các số liệu kế toán và báo cáo tài chính
của công ty; Việc không tuân thủ các quy định
pháp luật về thuế… Chính điều này có thể khiến
DN đối mặt với những rủi ro pháp lý. Do vậy, DN
cần phải nhận diện và đánh giá đầy đủ từng rủi
ro để kiểm soát và hướng đến triệt tiêu các nguyên
nhân có thể khiến rủi ro trở thành sự cố, dẫn đến
tình trạng DN có thể bị mất mát tài sản, mất quyền
pháp lý, phá sản và thậm chí chủ DN có thể đối
mặt với các chế tài hình sự.
Một số đề xuất
Theo các chuyên gia kinh tế, những rủi ro sẽ làm
cho DN bị bất ngờ và dẫn đến thiệt hại ảnh hưởng
Dự án Nam Vân Phong (Khánh Hòa) vốn đầu tư
8 tỷ USD, công suất 10 triệu tấn dầu thô/năm; Dự
án Nhơn Hội (Victory, Bình Định) vốn đầu tư 22
tỷ USD, công suất 20 triệu tấn dầu thô/năm; dự
án Long Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu) vốn đầu tư 4,5
tỷ USD, công suất 2,7 triệu tấn dầu thô/năm; Dự
án tại Cần Thơ có vốn đầu tư 538 triệu USD, công
suất 2 triệu tấn dầu thô/năm.
Theo các chuyên gia kinh tế, trong hoạt động
sản xuất kinh doanh, rủi ro là điều mà DN khó
tránh khỏi, trong lĩnh vực lọc hóa dầu cũng không
phải là ngoại lệ. Về cơ bản, có thể chỉ ra một số rủi
ro cơ bản mà DN lọc hóa dầu thường phải đối mặt
như sau:
Một là,
rủi ro kinh doanh, bao gồm các yếu tố
như ổn định chính trị, môi trường kinh doanh,
định hướng ưu tiên, chính sách thuế của Chính
phủ. Sự ổn định về yếu tố chính trị, môi trường
kinh tế vĩ mô, chính sách ưu đãi thuế hoặc hỗ trợ
của Chính phủ là điều kiện tiên quyết khi các nhà
đầu tư quyết định đầu tư đối với các dự án lọc hóa
dầu. Ngược lại, sự bất ổn về chính trị, môi trường
vĩ mô kém bền vững, thiếu chính sách hỗ trợ của
Chính phủ… sẽ khiến việc triển khai các dự án
lọc, hóa dầu gặp nhiều rủi ro và khó khả thi. Bên
cạnh đó, các dự án lọc hóa dầu cũng đối mặt với
nhiều rủi ro khác như: chi phí đầu tư lớn, hiệu
quả khó định lượng xuất phát từ những biến động
của kinh tế và nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài
nước. Nhiều ý kiến cũng cho rằng, các khoản đầu
tư lớn vào các nhà máy lọc hóa dầu sẽ làm mất đi
chi phí cơ hội, bởi có thể ưu tiên đầu tư sang các
dự án án cơ sở hạ tầng khác có tính lan tỏa lớn có
thể thúc đẩy kinh tế tăng trưởng hiệu quả hơn.
Các dự án lọc dầu cũng sẽ đối mặt với nhiều rủi
ro phát sinh chi phí đầu tư do chậm tiến độ vốn
là vấn đề cố hữu lâu nay tại Việt Nam. Đó là chưa
kể những ưu đãi của Chính phủ đối với các dự
án lọc hóa dầu cũng sẽ khiến nhiều người lo ngại
về sự bất bình đẳng đối với DN và thất thu ngân
sách nhà nước.
Cũng giống như nhiều quốc gia khác trên thế
giới, hiện nay lĩnh vực lọc hóa dầu đang tiềm ẩn
nhiều rủi ro trong hoạt động quản lý vận hành, với
sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng của công
nghệ ứng dụng, yêu cầu bảo vệ môi trường xung
quanh... Nhiều ý kiến cho rằng, lọc hóa dầu không
phải công nghiệp xanh, nên nhiều nước tiên tiến
không chấp nhận đầu tư, không cho đặt nhà máy.
Các sản phẩm lọc hóa dầu là những vật liệu hữu
ích, nhưng cũng là các hóa chất nguy hiểm và độc
hại đối với sức khỏe con người và hệ sinh thái khi
1...,103,104,105,106,107,108,109,110,111,112 114,115,116,117,118,119,120,121,122
Powered by FlippingBook