Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 4-2016 - page 16

14
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
đất, số thuế phải nộp, đã nộp mà còn hoàn thành
khối lượng công việc lớn là cấp mã số thuế (MST) cho
người nộp thuế (NNT) sử dụng đất phi nông nghiệp
(14,1 triệu MST cấp mới và 2,3 triệu MST xác nhận),
hỗ trợ cho công tác kiểm soát kê khai tổng hợp.
Những vướng mắc phát sinh
Bên cạnh những kết quả đạt được trên, thực
tiễn triển khai thực hiện thuế sử dụng đất phi nông
nghiệp cũng đã gặp phải một số vướng mắc, cụ thể:
- Trường hợp đất chưa được cấp Giấy chứng nhận
không áp dụng hạn mức tính thuế là không công bằng
giữa những người sử dụng đất, gây thắc mắc cho
người dân vì người chây ỳ nghĩa vụ tài chính với Nhà
nước nên chưa được cấp Giấy chứng nhận thì lại được
hưởng mức thu có lợi hơn so với người chấp hành tốt
chính sách pháp luật của Nhà nước. Hơn nữa, trường
hợp này nếu xét miễn giảm thì cũng được xét cho toàn
bộ diện tích chứ không xét theo đất trong hạn mức
như đối với NNT sử dụng đất đã có Giấy chứng nhận
thì càng bất hợp lý, cần phải có sửa đổi.
- Trường hợp quy định hạn mức sử dụng đất ở
được UBND cấp tỉnh điều chỉnh thì phải kê khai lại
hồ sơ khai thuế của năm điều chỉnh là không phù
hợp. Vì đó là do chính sách thay đổi chứ không phải
do NNT kê khai sai.
- Người thuê đất đã nộp tiền sử dụng đất thuê
lại phải nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
(thu trùng 2 khoản nộp vào ngân sách nhà nước)
về sử dụng đất, điều này gây phản ứng và thắc
mắc của NNT.
- Trong trường hợp NNT có nhiều thửa đất phải
Một số kết quả đạt được
Các văn bản quy phạm pháp luật về thuế sử dụng
đất phi nông nghiệp đã được ban hành trước ngày
01/01/2012 là điều kiện thuận lợi tiên quyết cho công
tác nghiên cứu, triển khai thực hiện Luật. Từ kinh
nghiệm thí điểm áp dụng Luật thuế tại một số tỉnh
trong quá trình xây dựng chính sách thu, Tổng cục
Thuế đã tổ chức tập huấn chính sách và phương pháp
kê khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại 3 miền
(Bắc - Trung - Nam); giao Cục thuế các tỉnh, thành phố
thành lập Tổ thường trực giúp việc ban chỉ đạo để có
biện pháp chỉ đạo và xử lý các vướng mắc phát sinh
trong quá trình triển khai tại địa phương. Bên cạnh
đó, đôn đốc thực hiện các công việc như: phối hợp
với các cơ quan liên quan rà soát các căn cứ tính thuế,
đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật;
Mở chuyên mục về Luật Thuế sử dụng đất phi nông
nghiệp trên website của Tổng cục Thuế, có văn bản
hướng dẫn các địa phương về đề cương tuyên truyền,
khẩu hiệu tuyên truyền và đã phát hành tờ rơi tuyên
truyền vê thuế sử dụng đất phi nông nghiệp...
Với phạm vi triển khai rộng (gần 700 quận huyện),
khối lượng dữ liệu phải xử lý rất lớn, số lượng NNT
đến hơn 17 triệu người và số lượng thửa đất phải
quản lý lên đến gần 18 triệu thửa, tương ứng với tổng
diện tích hơn hơn 46,2 tỷ m2 do cá nhân sở hữu và
gần 80.000 thửa đất ứng với hơn 1,2 tỷ m2 đất do tổ
chức kinh tế sở hữu, ứng dụng công nghệ thông tin
đã góp phần không nhỏ cho việc triển khai luật thuế
đúng thời hạn. Ứng dụng công nghệ thông tin không
chỉ giúp quản lý được thông tin kê khai về các thửa
THUẾ SỬDỤNGĐẤT PHI NÔNGNGHIỆP:
NHỮNGVƯỚNGMẮC PHÁT SINHVÀ KIẾNNGHỊ
ThS. NGUYỄN THÀNH HƯNG
- Vụ Chính sách thuế- Tổng cục Thuế
Đến nay, sau hơn 4 năm thực hiện Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp bước đầu đã đạt
được những kết quả đáng ghi nhận, tuy nhiên Luật cũng đã nảy sinh một số vướng mắc
trong thực tiễn triển khai. Để khắc phục những vấn đề còn tồn tại, cần có đánh giá kết quả
đạt được, chỉ ra những tồn tại, vướng mắc, từ đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất về thuế
sử dụng đất phi nông nghiệp cho phù hợp với thực tiễn hiện nay.
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 17,18,19,20,21,22,23,24,25,26,...122
Powered by FlippingBook