Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 4-2016 - page 25

TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2016
23
chuyên gia có trình độ, từ các bộ, ngành, một số hiệp
hội, các viện nghiên cứu và trường đại học để xây
dựng và giám sát việc thực thi chiến lược phát triển
khởi nghiệp quốc gia với đủ thẩm quyền và chế độ
đãi ngộ thích hợp…
Ba là,
thay đổi cách thức hỗ trợ DNNVV. Theo
đó, từ trước tới nay, việc hỗ trợ DNNVV chưa được
ổn định, thường chỉ khi nào DN khó khăn thì mới
hỗ trợ. Tuy nhiên, cách thức hỗ trợ cần thay đổi theo
hướng hỗ trợ những DN có tiềm năng cạnh tranh
vươn lên gặp khó khăn tạm thời. Theo đó, nên chọn
những DN có tiềm năng nhất để hỗ trợ, để họ có thể
vượt lên, trở thành đầu tàu của nền kinh tế, từ đó
chúng ta có những DN tư nhân mạnh, trở thành đối
tác của các tập đoàn lớn thế giới, trở thành thương
hiệu quốc gia. Không chỉ có sự hỗ trợ của Nhà nước,
DN cần có sự hỗ trợ của các Hiệp hội, cần có thị
trường dịch vụ hỗ trợ kinh doanh để giúp các DN
vươn lên trở thành nơi cung cấp các dịch vụ cho DN
lớn. Bên cạnh đó, cần công khai các tiến độ, mức
độ kết quả thực hiện các chương trình dự hỗ trợ
DNNVV ở Trung ương và địa phương tạo điều kiện
để các DN tiếp cận các tài liệu này dễ dàng hơn,
đảm bảo minh bạch hóa thông tin trong tất cả các
công đoạn của chương trình, dự án hỗ trợ, góp phần
tăng cao hiệu quả của việc hỗ trợ...
Bốn là,
nghiên cứu xây dựng kho ngoại quan ở các
thị trường xuất khẩu trọng điểm. Hỗ trợ DNNVV
đưa hàng vào kho ngoại quan, tạo điều kiện thuận lợi
cho DNNVV trong việc tiêu thụ sản phẩm. DNNVV
có trách nhiệm góp vốn đầu tư hoặc thuê hạ tầng của
kho ngoại quan để sử dụng. Phát triển đồng bộ thị
trường hàng hoá, dịch vụ và thị trường các yếu tố
đầu vào của sản xuất để tạo điều kiện cho DNNVV
hoạt động có hiệu quả, có các nguồn lực để phát triển
sản xuất kinh doanh…
Năm là,
tăng cường xúc tiến thương mại và
quản lý thị trường; Phát triển quan hệ hợp tác giữa
DNNVV với DN lớn, giữa DN trong nước với DN
FDI; Khuyến khích phát triển các cụm công nghiệp,
các dịch vụ phát triển kinh doanh; Đẩy mạnh hợp
tác với các tổ chức quốc tế, đặc biệt là các quỹ đầu tư
quốc tế nhằm tìm kiếm nguồn vốn đầu tư tài chính
cho các DNNVV tiềm năng.
Tài liệu tham khảo:
1. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (2016);
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Báo cáo về tình hình hoạt động DN quý I/2016;
3. Phòng Thươngmại và Công nghiệp Việt Nam, Báo cáo năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh 2015 (PCI 2015);
4. Hạnh Nguyên, “Phải có chính sách làm cho các DN dân tộc mạnh lên”,
Vietnamnet (2016).
tiếp cận nguồn lực như đất đai, vốn, khó khăn
trong nắm bắt thông tin chính sách và pháp luật,
chịu gánh nặng về chi phí không chính thức, chưa
được hưởng các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh chất
lượng cao với chi phí phù hợp. Nguyên nhân là
tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật của các
bộ, ngành, địa phương trong phân bổ nguồn lực
và môi trường đầu tư chưa thực sự bình đẳng và
có sự phân biệt giữa các loại hình DN. Hệ thống
thị trường hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố đầu
vào của sản xuất chưa đồng bộ, chưa thông suốt;
Nguồn lực để thực hiện chính sách còn rất hạn chế;
Công tác tuyên truyền, phổ biến về các chính sách,
chương trình hỗ trợ của Nhà nước chưa được chú
trọng nên sự lan tỏa các chính sách tới các vùng,
miền và địa phương còn chậm, ít DNNVV biết để
tham gia; Vai trò hiệp hội ngành hàng tham gia
vào cơ chế điều hành quản lý ngành hàng còn hạn
chế; Chính sách hỗ trợ DNNVV chưa có một chiến
lược lớn, tổng thể, ngắn hạn và dài hạn phát triển
các DNNVV, đặc biệt trong điều kiện mở rộng hội
nhập quốc tế hiện nay... Trong bối cảnh đó, nhằm
giúp các DNNVV gỡ khó, tạo cơ hội phát triển trở
thành các DN lớn đúng nghĩa, cần chú trọng một
số giải pháp sau:
Một là,
sớm xây dựng và ban hành Luật Hỗ trợ
DNNVV nhằm giải quyết những nguyên nhân, tồn
tại và hạn chế trong thực hiện trợ giúp DNNVV, qua
đó vừa đảm bảo tính đồng bộ của chính sách, vừa
có tính hiệu lực pháp lý cao nhất cũng như thúc đẩy
việc thực thi.
Hai là,
tạo môi trường kinh doanh công bằng
cho tất cả các loại hình DN, đồng thời khuyến khích
tinh thần khởi nghiệp quốc gia. Trong đó, theo Phó
Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, triết lý văn
hóa của DN dân tộc là không phân biệt DN lớn hay
nhỏ, DNNN hay tư nhân. Phải có chính sách hỗ trợ
các DN này theo đúng nguyên tắc của thị trường và
thông lệ quốc tế, không phân biệt đối xử. Bên cạnh
đó, tinh thần khởi nghiệp quốc gia phải được thổi
vào các DN Việt với một trách nhiệm, niềm tự hào
và sự tin tưởng. Đồng tình quan điểm trên, nhiều ý
kiến cho rằng, cần tính đến việc thành lập Ban chỉ
đạo Chương trình khởi nghiệp quốc gia với những
Theo Tổng cục Thống kê, riêng trong quý
I/2016, cả nước có 23.767 DN thành lập mới,
tổng vốn đạt khoảng 186.000 tỷ đồng, tăng
24,8% về số lượng và tăng 67,2% về số vốn
đăng ký so với cùng kỳ năm 2015. Số vốn
đăng ký bình quân đạt 7,8 tỷ đồng...
1...,15,16,17,18,19,20,21,22,23,24 26,27,28,29,30,31,32,33,34,35,...122
Powered by FlippingBook